Chảy máu cam là biểu hiện thường gặp ở trẻ nhỏ và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng sốt chảy máu cam lại là vấn đề nghiêm trọng hơn mà bạn cần lưu ý.
Theo ước tính, có khoảng 80 bệnh lý khác nhau liên quan đến triệu chứng sốt chảy máu cam. Tìm hiểu rõ nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sốt chảy máu mũi là điều kiện quan trọng để bạn có hướng chăm sóc và phòng ngừa kịp thời.
Bé sốt chảy máu mũi: Nguyên nhân do đâu?
Chảy máu cam hay chảy máu mũi ở trẻ là một trong số những triệu chứng điển hình của tình trạng sốt do nhiễm trùng. Cảm sốt do nhiễm virus gây viêm và nhiễm trùng ở đường hô hấp trên, mũi và cổ họng. Những trường hợp sốt nặng có thể gây chảy máu cam bao gồm:
- Sốt cỏ khô
- Sốt siêu vi
- Sốt xuất huyết
- Ebola
- Sốt thấp khớp.
Sốt cỏ khô hay viêm mũi dị ứng rất phổ biến vào mùa hè và có thể xuất hiện ở trẻ do phản ứng dị ứng. Các tác nhân gây dị ứng có thể khiến trẻ bị hắt xì nghiêm trọng. Nặng hơn, chúng có thể kích thích gây viêm mũi dẫn đến sốt chảy máu cam.
Một bệnh lý khác có thể khiến trẻ bị sốt chảy máu mũi là sốt siêu vi, cụ thể là sốt chikungunya. Đây là căn bệnh do virus alpha gây ra. Bệnh nhân thường gặp các triệu chứng ngoài chảy máu mũi gồm có đau khớp, phát ban da và sốt cao khi sốt chikungunya tiến triển sau thời gian ủ bệnh.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm và lây lan từ vết đốt của muỗi Aedes sau khi chúng hút máu người bệnh mang virus Dengue. Khi bệnh diễn tiến nặng, trẻ có thể nóng sốt chảy máu cam, gây tổn thương đến các mạch máu và bạch huyết, từ đó gây ra triệu trứng sốc Dengue, khiến trẻ xuất huyết nghiêm trọng, co giật và tử vong.
Làm gì khi trẻ bị sốt chảy máu cam?
Khi trẻ bị sốt chảy máu cam, bạn cần cầm máu cho bé đúng cách trước tiên bởi khi máu từ mũi chảy ra quá nhiều có thể khiến bé bị mất máu nghiêm trọng:
- Cho bé ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía trước
- Dùng hai tay bịt mũi để trẻ thở bằng miệng
- Dùng đá lạnh chườm gốc mũi
Nếu trẻ sốt nhẹ hoặc sốt vừa, mẹ có thể áp dụng các mẹo hạ sốt nhanh cho trẻ như lau người bằng nước ấm, mặc quần áo thoáng mát… Nếu sốt cao, mẹ có thể cho bé dùng thuốc giảm đau hạ sốt, sau đó, đưa bé đến bệnh viện để kịp thời điều trị và hạ sốt đúng cách.
Ngoài ra, bạn cũng chú ý cho bé uống nhiều nước để tránh bị mất nước do sốt cao. Khi trẻ bị sốt chảy máu cam, mẹ cũng cần chú ý dinh dưỡng, bạn nên cho bé ăn món mềm, lỏng, dễ tiêu, không ép trẻ ăn mà có thể chia thành nhiều bữa nhỏ.
Phòng ngừa trẻ sốt chảy máu mũi
Đối với các dạng sốt do nhiễm virus, cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh là hạn chế cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm bằng cách:
- Ở môi trường tập trung như nhà trẻ, trường mẫu giáo, khuyến khích trẻ giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch bằng xà phòng
- Dạy trẻ cách xì mũi vệ sinh, ăn chín uống sôi
- Nếu dịch đang bùng phát, nên cho bé ở nhà để điều trị và chăm sóc, cách ly trẻ khỏi nguồn lây bệnh
- Tăng cường hệ miễn dịch trẻ vào mùa hè bằng cách bổ sung đầy đủ vitamin C, sữa chua, trái cây mọng nước… vì đôi khi chảy máu cam ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt vitamin C
- Cho trẻ mặc quần áo dài tay, chống muỗi đốt…
[embed-health-tool-vaccination-tool]