backup og meta

Bố mẹ cần biết gì khi trị viêm họng cho trẻ?

Bố mẹ cần biết gì khi trị viêm họng cho trẻ?

Viêm họng (đau họng) là một triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em và có vô vàn nguyên nhân, triệu chứng đi kèm cũng như các yêu cầu tuân thủ điều trị nghiêm ngặt. Do đó, bố mẹ cần nắm rõ những thông tin cần thiết để có thể kịp thời chữa trị viêm họng cho trẻ.

Nhận biết nguyên nhân để trị viêm họng cho trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm họng ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất là do virus, cảm lạnh hoặc cúm. Ngoài ra, các bệnh như sởi, thủy đậu và viêm thanh khí phế quản cũng có thể gây ra đau họng. Nếu bé được chẩn đoán bị viêm amidan, điều này có nghĩa là có sự xuất hiện của các mô viêm do vi khuẩn hoặc virus gây ra ở thành bên của cổ họng. Loại vi khuẩn thường gặp trong trường hợp này là liên cầu (streptococus¹). Thêm vào đó, ho gà cũng là một loại nhiễm trùng vi khuẩn có thể gây ra đau họng.

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống hoặc có cảm giác đau khi nuốt thức ăn, có thể là do lở miệng. Trường hợp này giống như bệnh tay chân miệng ở trẻ hoặc viêm nướu và miệng (gingivostomatitis).

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra đau họng ở trẻ đó là sự ảnh hưởng của các chất kích thích trong không khí như khói thuốc lá, lông thú, bụi và phấn của một số loại hoa.

Bệnh viêm họng ở trẻ thường kéo dài trong bao lâu?

Tùy vào loại viêm họng trẻ bị mà thời gian trị viêm họng cho trẻ kéo dài sẽ khác nhau:

Viêm họng cấp

Trong trường hợp bị viêm họng cấp, bé sẽ có các triệu chứng gây ra bởi một loại virus cảm lạnh. Tình trạng bệnh sẽ bắt đầu được cải thiện sau vài ngày và bắt đầu thuyên giảm ro rệt sau 7-10 ngày.

Viêm họng do vi khuẩn streptococus:

Các triệu chứng viêm họng do streptococus thường biến mất trong 3-4 ngày cho dù có điều trị bằng kháng sinh hay không. Kháng sinh đôi khi chỉ có hiệu quả giúp làm giảm bớt sự đau đớn và khó chịu do viêm họng.

Đối với các trường hợp trẻ em bị viêm họng có nguy cơ gây sốt thấp khớp (hay còn được gọi là bệnh thấp tim) thường được khuyến cáo sử dụng thuốc kháng sinh. Thông thường, tình trạng của bệnh thường chấm dứt sau quá trình 10 ngày kháng sinh để diệt vi khuẩn streptococus và ngăn ngừa sốt thấp khớp phát triển. Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, một bệnh do virus Epstein Barr² gây ra và có các triệu chứng có thể kéo dài hơn, khoảng vài tuần.

Những yếu tố nào khiến trẻ dễ bị viêm họng hơn?

Mặc dù bất cứ trẻ nào cũng có thể bị đau họng nhưng có một vài yếu tố khiến cơ thể trẻ nhạy cảm với bệnh hơn:

  • Độ tuổi: thường là ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Trẻ em thường mắc phải bệnh đau họng Streptococcus – một loại vi khuẩn thường gặp gây ra bệnh viêm họng;
  • Tiếp xúc với khói thuốc lá: hút thuốc lá chủ động và hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân gây ra việc kích ứng vòm họng, gia tăng nguy cơ ung thư vòm họng và thanh quản;
  • Dị ứng: dị ứng theo mùa, các phản ứng dị ứng liên tục với bụi, nấm mốc hoặc lông vật nuôi đều tăng khả năng bị đau họng;
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng hóa học như hạt bụi nhỏ trong không khí khi đốt cháy nhiên liệu và hóa chất gia dụng, là nguyên nhân gây kích ứng vòm họng phổ biến;
  • Viêm xoang mãn tính: Việc chảy nước mũi có thể làm kích ứng vòm họng và phát tán sự lây nhiễm;
  • Suy giảm miễn dịch ở bệnh nhân HIV, đái tháo đường, điều trị bằng thuốc steroid hoặc hóa trị, căng thẳng, mệt mỏi và suy dinh dưỡng.

Bạn nên điều trị viêm họng cho trẻ thế nào?

Làm giảm cảm giác đau và khó chịu cho trẻ khi ăn uống là rất quan trọng. Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để trị viêm họng cho trẻ giúp trẻ bớt đau:

Cho trẻ uống thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ

Bác sĩ có thể sử dụng paracetamol để giảm khó chịu cho trẻ. Bạn hãy cho trẻ uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Đối với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, bạn không nên tự ý cho trẻ uống thuốc mà phải đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

Giảm đau họng bằng cách cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm

Bố mẹ hãy khuyến khích trẻ súc miệng bằng nước muối ấm. Bạn có thể pha loãng nước muối theo tỉ lệ 1 muỗng cà phê muối pha với mỗi cốc nước.

Thuốc xịt cổ họng cho trẻ

Bạn có thể cho bé sử dụng thuốc xịt họng, tuy nhiên bạn cần hỏi bé có cảm giác thoải mái khi sử dụng không, nếu con không thích bạn hãy ngưng sử dụng nó.

Ngậm mật ong và chanh

Một biện pháp trị viêm họng cho trẻ hiệu quả là uống mật ong pha với nước ấm hoặc chanh. Mật ong và chanh có tính sát trùng giúp điều trị một số bệnh viêm họng.

Thuốc kháng sinh

Nhiễm trùng gây ra bởi virus khó có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu bé bị bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bạn không nên cho bé dùng thuốc kháng sinh vì kháng sinh không có tác dụng kháng virus. Trong thực tế, một số loại thuốc kháng sinh, đặc biệt là amoxycillin, có thể gây phát ban ở trẻ em bị tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Thuốc kháng sinh phải do bác sĩ nhi khoa chỉ định.

Đau họng gây khó chịu không chỉ cho người lớn mà cả trẻ em, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nói chuyện và ăn uống. Khi con bị bệnh, bố mẹ hãy thử những phương pháp trên để trị viêm họng cho trẻ nhé!

Bố mẹ hãy tham khảo thêm bài viết “Viêm phổi ở trẻ em: Căn bệnh nghiêm trọng hơn bạn nghĩ’ để ngăn ngừa viêm phổi cho con.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Sore throat – symptoms and causes. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/symptoms-causes/dxc-20201942 Ngày truy cập 05/01/2017.

Sore throat – treatments. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sore-throat/diagnosis-treatment/treatment/txc-20201997 Ngày truy cập 05/01/2017.

Sore throat in detail. https://www.kidshealth.org.nz/sore-throat-detail Ngày truy cập 18/02/2019

Sore throat in children. https://www.babycenter.com/0_sore-throat-in-children_66420.bc Ngày truy cập 18/02/2019

Phiên bản hiện tại

14/05/2024

Tác giả: Hương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hương Quỳnh · Ngày cập nhật: 14/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo