backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Hỏi đáp Bác sĩ: Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm · Nhi khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH)


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 11/12/2023

    Hỏi đáp Bác sĩ: Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục?

    Bạn đọc hỏi 

    Chào bác sĩ, 

    Bé nhà mình 18 tháng, rất hay ốm vặt. Mỗi khi con ốm, mình lại đưa con đi khám để lấy thuốc cho bé uống. Thế nhưng mỗi khi uống kháng sinh con lại bị rối loạn tiêu hóa, có khi đi tiêu phân lỏng, chán ăn cả tuần. Điệp khúc này cứ mãi diễn ra nên mình rất nản. Bác sĩ cho mình hỏi nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là do đâu, cách khắc phục thế nào cho hiệu quả. Mình cảm ơn bác sĩ! 

    Thảo Ngô – Bà mẹ có con hay ốm! (Biên Hòa, Đồng Nai) 

    Bác sĩ trả lời

    Chào bạn Thảo Ngô 

    Với câu hỏi nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa và cách khắc phục, bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm hiện đang công tác tại khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Becamex Bình Dương, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 giải đáp như sau:

    Nguyên nhân trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa 

    Có không ít bậc cha mẹ cùng có chung thắc mắc như bạn Thảo Ngô rằng: trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa là do đâu? Bác sĩ xin trả lời thắc mắc này như sau: Cơ thể chúng ta được trang bị với hàng rào bảo vệ từ những vi khuẩn có lợi trên da và đường tiêu hóa. Những vi khuẩn này giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn có thể gây bệnh. Khi dùng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn có hại gây bệnh, thuốc cũng có thể tiêu diệt cả những vi khuẩn “tốt” này. Do đó, hệ vi sinh trong đường ruột bị mất cân bằng và dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 

    Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa sẽ có những triệu chứng nào? 

    Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, các triệu chứng bao gồm: nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, đầy bụng và khó tiêu, đau bụng, ăn không ngon… Theo các chuyên gia nhi khoa ước tính có khoảng 1/5 trẻ em dùng thuốc kháng sinh sẽ bị tiêu chảy. Triệu chứng này phổ biến hơn ở trẻ em dưới 2 tuổi và có thể xảy ra khi dùng bất kỳ loại kháng sinh nào. Đối với hầu hết trẻ em, tình trạng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh thường ở mức độ nhẹ. Những triệu chứng này thường hết khi ngưng thuốc kháng sinh.

    Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa: Mách mẹ cách khắc phục hiệu quả! 

    trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa

    Trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa cần khắc phục thế nào để trẻ mau bình phục? Tình trạng tiêu chảy và ói có thể khiến trẻ dễ bị mất nước. Triệu chứng của mất nước có thể biểu hiện thông qua các dấu hiệu như trẻ khát, đòi uống nước nhiều, mắt trũng sâu, tiểu ít…

    • Trường hợp trẻ không bị mất nước: Cha mẹ nên tiếp tục cho trẻ ăn theo chế độ ăn bình thường, đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, lượng thức ăn nên được chia nhỏ thành nhiều cữ hơn để giảm nguy cơ trẻ bị nôn mửa sau khi ăn. 
    • Trẻ bị mất nước: Bé cần được bù nước (thay thế lượng nước đã mất) bằng các dung dịch bù nước đường uống phù hợp như gói điện giải Oresol. Lưu ý là cha mẹ nên tránh cho trẻ dùng đồ uống thể thao vì chúng có quá nhiều đường và có nồng độ chất điện giải không phù hợp cho trẻ bị tiêu chảy.

    Chăm sóc trẻ uống kháng sinh bị rối loạn tiêu hóa cần lưu ý những gì? Ngoài việc tuân thủ như hướng dẫn ở trên, cha mẹ cần lưu ý đến việc “phục hồi” sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho bé qua chế độ ăn mà thông thường với trẻ nhỏ thì sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Trường hợp bé 18 tháng không còn bú mẹ hoặc mẹ đã cho bé “dặm” thêm sữa ngoài thì khi chọn sữa, hãy ưu tiên lựa chọn những công thức sữa giúp tăng đề kháng đường ruột với hệ dưỡng chất BioPro+ gồm HMO, probiotic, chất xơ GOS để tăng lợi khuẩn, giúp hệ vi sinh đường ruột của bé nhanh lấy lại sự cân bằng. Qua đó, góp phần giúp bé nhanh phục hồi sau tiêu chảy do dùng kháng sinh. Ngoài ra, công thức sữa chứa hệ dưỡng chất BioPro+ còn giúp tăng nền tảng đề kháng tự nhiên, giúp bé mạnh mẽ từ bên trong và được bảo vệ trước các tác nhân gây bệnh. Điều này sẽ giúp trẻ ít ốm vặt hơn, từ đó hạn chế việc phải nhờ đến sự hỗ trợ của thuốc kháng sinh.

    Đối với việc chọn sữa “chân ái” cho bé, mẹ cũng nên lưu ý đến đạm sữa và quy trình sản xuất sữa. Công thức sữa mẹ chọn cho bé cần êm dịu với hệ tiêu hóa, giúp con tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh với quy trình chỉ qua 1 Lần Xử Lý Nhiệt nhẹ. Nguyên nhân là bởi đạm sữa rất nhạy cảm với nhiệt độ, nên nếu trải qua gia nhiệt quá nhiều lần thì sẽ dễ bị biến đổi cấu trúc, trở thành đạm biến tính, vón cục, gây khó tiêu. Quy trình xử lý nhiệt nhẹ một lần sẽ bảo toàn hơn 90% đạm mềm tự nhiên trong sữa, giúp bé dễ tiêu hóa và hấp thu. Bên cạnh đó, công thức sữa mẹ chọn cũng cần có vị thanh nhạt, không chứa đường sucrose để giúp bé giảm nguy cơ sâu răng, béo phì ngay từ những ngày tháng đầu đời. 

    Thêm vào đó, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc cho trẻ dùng các sản phẩm chứa các chủng vi sinh vật Lactobacillus rhamnosus GG và Saccharomyces boulardii giúp thúc đẩy đường ruột khỏe mạnh. Bên cạnh những vi khuẩn cư trú trong cơ thể, men vi sinh có trong sữa chua và sữa uống lên men có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ tiêu chảy liên quan đến kháng sinh. 

    Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho bản thân và những người xung quanh. Chú ý rửa tay, thay tã và cách ly trẻ bị bệnh tại nhà cho đến khi hết tiêu chảy là một số cách để hạn chế số người tiếp xúc với bệnh nhiễm trùng.

    Nếu trẻ cần điều trị kháng sinh vì nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để được cân nhắc đổi loại kháng sinh khác nhằm giúp giảm tình trạng tiêu chảy của trẻ.

    Trân trọng!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

    Nhi khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Mỹ (AIH)


    Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 11/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo