Về cơ bản, viêm tai giữa là tình trạng mà có dịch mủ tích tụ bên trong tai và dịch có thể thoát ra ngoài từ từ. Vì vậy, khi trẻ có dịch mủ chảy ra từ tai, đây cũng là một trong những dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đáng chú ý.
Dịch chảy ra từ tai sẽ có màu khác với ráy tai thông thường. Nếu bị nhiễm trùng, dịch tiết có thể có màu trắng, vàng, xanh lá cây, đôi khi lẫn máu và có mùi hôi. Khi dịch thoát ra ngoài, áp lực trong tai và cơn đau có thể lắng xuống nhưng bạn vẫn nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh nhiễm trùng tái phát.
Viêm tai giữa ở trẻ được điều trị như thế nào?
Các trường hợp trẻ bị viêm tai giữa nhẹ và không sốt thường có thể tự khỏi trong vòng 2 đến 3 ngày mà không cần điều trị. Ngược lại, nếu trẻ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là khi sốt cao thì bạn cần đưa trẻ đi khám. Trong trường hợp này, ba mẹ cần lưu ý:
- Nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, bạn hãy cho trẻ uống thuốc theo chỉ định và không tự ý ngưng thuốc khi chưa hoàn thành liệu trình điều trị, thường là 10 ngày.
- Bạn không nên dùng bất cứ thuốc gì nhỏ vào tai trẻ, ngoại trừ trường hợp được bác sĩ kê đơn thuốc nhỏ tai.
- Việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen cũng có thể hữu ích để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ dùng đúng liều lượng được khuyến nghị theo độ tuổi. Bên cạnh đó, tránh tuyệt đối việc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng aspirin để giảm đau vì có nguy cơ gây ra hội chứng Reye rất nguy hiểm.
Nhìn chung, viêm tai giữa ở trẻ tuy phổ biến nhưng ít khi diễn tiến nghiêm trọng. Nếu các triệu chứng, dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không đáng lo ngại thì bạn không nên vội vàng cho trẻ dùng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây bất lợi khi cần điều trị về sau và kháng sinh cũng không điều trị được bệnh do virus gây ra.
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiễm trùng tai kéo dài hoặc tái phát, nguy cơ mất thính lực tạm thời, nhiễm trùng lan rộng, cản trở khả năng phát triển ở trẻ (chẳng hạn như chậm nói) có thể xảy ra. Vì vậy, dù trong trường hợp nào thì bạn cũng không nên chủ quan với tình trạng viêm tai giữa ở trẻ mà cần sớm đưa con đi khám nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!