- Luôn ngồi rất gần màn hình tivi
- Giữ sách, thiết bị điện tử, đồ vật rất gần mặt
- Cúi đầu rất thấp khi viết bài
- Muốn ngồi ở vị trí gần bảng trong lớp học
- Không quan tâm, thích thú với những hoạt động, môn thể thao đòi hỏi tầm nhìn xa.
2. Trẻ phàn nàn về tình trạng đau đầu
Một trong những triệu chứng phổ biến của các vấn đề thị lực là thường xuyên đau đầu. Nếu trẻ phàn nàn với bạn về những cơn đau đầu liên tục, hãy theo dõi tần suất trẻ gặp triệu chứng này. Mặc dù đau đầu có thể là triệu chứng “đại diện” cho nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng nếu trẻ đau đầu nhiều hơn một tuần và có biểu hiện tầm nhìn kém thì bạn nên cho con đi kiểm tra thị lực.
3. Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em: Thường xuyên nheo mắt
Khi gặp khó khăn trong việc tập trung để nhìn rõ hình ảnh gì đó, phản ứng tự nhiên của chúng ta thường là nheo mắt. Khi nheo mắt, hoạt động này sẽ tạo ra một sự thay đổi nhỏ về độ căng trên cơ mắt và giúp người bị cận nhẹ nhìn rõ hơn một chút. Điều này cũng không ngoại lệ với trẻ em bị cận thị.
4. Trẻ che/nheo một bên mắt khi xem sách, nhìn vật ở xa
Có một sự thật là khi có sự khác biệt về tầm nhìn giữa hai mắt, việc nhắm một mắt có thể khắc phục điều này và giúp nhìn rõ hơn. Do đó, nếu bạn nhận thấy trẻ có xu hướng nheo/ nhắm một bên mắt hoặc dùng tay che một mắt khi xem tranh ảnh, phải nhìn một vật ở xa thì có thể bé đang gặp khó khăn với tầm nhìn của mình. Đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em.
5. Thường xuyên dụi mắt

Đối với trẻ còn quá nhỏ để nhận ra triệu chứng đau đầu hoặc một số triệu chứng khác thì hành động dụi mắt nhiều có thể có dấu hiệu cho biết trẻ đang cảm thấy khó chịu. Việc dụi mắt cũng có thể là do trẻ bị mỏi mắt khi xem điện thoại, máy tính bảng… quá lâu. Bạn nên hạn chế số giờ xem của con để giúp mắt của trẻ thư giãn. Nếu trẻ vẫn thường xuyên dụi mắt thì cách tốt nhất là bạn nên đưa con đi kiểm tra thị lực.
6. Dấu hiệu bị cận thị ở trẻ em: Trẻ hay bị chảy nước mắt
Có nhiều nguyên nhân gây chảy nước mắt đột ngột, chẳng hạn như ngáp, mỏi mắt, dị ứng hoặc kích ứng. Tuy nhiên, nếu trẻ hay bị chảy nước mắt kèm theo một số triệu chứng kể trên thì đó có thể là dấu hiệu trẻ bị cận thị.
Bạn nên làm gì để giúp trẻ không bị cận thị nghiêm trọng theo thời gian?
Cận thị có thể được khắc phục bằng việc đeo kính mắt hoặc kính áp tròng. Thế nhưng, việc không kiểm soát và chăm sóc mắt đúng cách có thể khiến trẻ ngày càng tăng độ cận và thị lực ngày càng kém đi. Vì vậy, để bảo vệ đôi mắt của trẻ, bạn nên tham khảo và áp dụng những lời khuyên cần thiết sau đây:
- Cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt hàng ngày để dưỡng mắt. Bạn hãy hỏi thêm ý kiến bác sĩ để chọn được loại thuốc nhỏ mắt phù hợp với con.
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi, bộ môn thể thao ngoài trời để không trẻ không có thời gian tiếp xúc điện thoại, máy tính… quá nhiều.
- Mặc dù khó áp dụng nhưng các bậc phụ huynh nên tuân theo khuyến cáo của các chuyên gia về số giờ cho trẻ tiếp xúc với các thiết bị công nghệ. Cụ thể, trẻ từ 2 đến 5 tuổi chỉ nên xem điện thoại, máy tính bảng… trong giới hạn là 1 giờ mỗi ngày. Đối với trẻ đi học từ 5, 6 tuổi đến 18 tuổi chỉ nên dùng các thiết bị này khoảng 2 giờ mỗi ngày.
Có thể bạn quan tâm: Bạn đã biết tác hại của điện thoại với trẻ em? Làm sao để hạn chế rủi ro?
Nếu không tuân thủ sát sao khuyến nghị trên, cả người lớn và trẻ em cũng nên áp dụng quy tắc 20/20/20 để bảo vệ mắt và giúp mắt thư giãn. Quy tắc này nghĩa là cứ sau 20 phút dùng thiết bị điện tử, bạn nên cho mắt nghỉ 20 giây và nhìn ra xa ít nhất 20 feet (khoảng 6 met).
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!