backup og meta

Chăm sóc bé sinh mổ: Mách mẹ những cách trị ho không dùng thuốc

Chăm sóc bé sinh mổ: Mách mẹ những cách trị ho không dùng thuốc

Ho là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Thực chất, ho rất ít khi là biểu hiện của một bệnh lý nguy hiểm mà được xem là phản xạ lành mạnh giúp bảo vệ đường thở [1], [2]. Mặc dù vậy, mẹ không nên chủ quan vì một cơn ho nghiêm trọng vẫn có thể kéo dài hơn 1 tuần và bé cần được đi khám [3]. Trong trường hợp không quá nghiêm trọng, mẹ có thể thực hiện các cách trị ho tại nhà để giúp con giảm khó chịu và tránh tình trạng bé bỏ bú, bỏ ăn.

Nguyên nhân trẻ bị ho: Vì sao tình trạng ho đáng lo hơn ở trẻ sinh mổ?

Trẻ bị ho có thể do nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất thường là do nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus, chẳng hạn như cảm lạnh hay cảm cúm, với tần suất từ 6 – 12 lần mỗi năm [4]. Những nguyên nhân gây ho ở trẻ em ít phổ biến hơn gồm [4]:

  • Nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn
  • Nhiễm phế cầu khuẩn
  • Dị ứng và hen suyễn
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Tiếp xúc tác nhân kích ứng như khí lạnh, khói thuốc, ô nhiễm
  • Hít phải dị vật, nghẹt thở
  • Các vấn đề về khả năng nuốt hoặc vấn đề ở cấu trúc khí quản
  • Ho liên quan đến tâm lý, chẳng hạn như ho theo thói quen hoặc hội chứng Tic

Mặc dù hầu hết các cơn ho là do virus gây ra và thường tự khỏi nhưng đôi khi tình trạng này có thể kéo dài hơn 2 tuần [1]. Đặc biệt, nếu trẻ bị ho trên 3 tuần kèm theo những dấu hiệu sau đây, mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời [1]:

  • Khó thở, cố gắng hết sức để thở
  • Thở nhanh hơn bình thường
  • Mặt, môi, lưỡi sẫm màu hơn hoặc chuyển màu xanh 
  • Sốt cao, đặc biệt là khi trẻ ho nhưng không sổ mũi hoặc nghẹt mũi
  • Trẻ dưới 3 tháng và bị sốt
  • Trẻ dưới 3 tháng và đã bị ho khoảng vài giờ
  • Trẻ phát ra tiếng rít sau khi ho hoặc khi hít vào
  • Thở khò khè
  • Ho ra máu
  • Trẻ yếu ớt, khó chịu, dễ cáu kỉnh
  • Trẻ ho kèm dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng sâu, tiểu ít, buồn ngủ nhiều…

cách trị ho không dùng thuốc

Thực tế, mặc dù ho là một triệu chứng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng không phải tất cả trẻ em đều có khả năng chống chọi bệnh tật như nhau. So với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ sẽ gặp nhiều bất lợi về sức khỏe hơn vì trẻ không được tiếp xúc với lợi khuẩn có trong âm đạo của mẹ. Thay vào đó, hại khuẩn từ bệnh viện lại có xu hướng chiếm ưu thế hơn khiến trẻ dễ gặp các vấn đề về miễn dịch, đặc biệt là dễ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng do virus [6].

Các nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng so với bé sinh thường, trẻ sinh mổ có miễn dịch kém gấp 1.5 lần [7] và nguy cơ nhiễm trùng hô hấp cao gấp 1.3 lần [8]. Bởi vì việc không được sinh qua ngã âm đạo không chỉ khiến bé sinh mổ bỏ lỡ các lợi khuẩn, cơ sở cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, mà việc không chịu lực ép từ ống sinh còn khiến cho dịch ối tồn đọng trong phổi, dẫn đến các vấn đề hô hấp ở trẻ như thở khò khè, khó thở, ho ra chất nhầy…[9]. Không những vậy, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sinh mổ có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc hen suyễn ở trẻ em [6].

Chăm sóc bé sinh mổ: Cách trị ho cho bé mẹ nên biết

Chăm sóc dinh dưỡng cho bé bị ho

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khi con bị ho, mẹ cần duy trì cho bé bú sữa để giúp con nhận đủ chất lỏng [3]. Theo khuyến cáo, việc cho bé bú mẹ cũng cần được duy trì trong ít nhất 6 tháng hoặc 12 tháng đầu đời. Bởi một trong những lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ là giúp trẻ sơ sinh giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả nhiễm trùng hô hấp [10]. Đối với bé sinh mổ, sữa mẹ càng là nguồn dinh dưỡng quan trọng vì bé bú mẹ sẽ được tăng cường miễn dịch tự nhiên từ bên trong nhờ các thành phần có ở sữa mẹ như:

  • HMO: Đại dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ, chỉ sau chất béo và lactose.  Với 15 cấu trúc HMOs được tổng hợp nhưng có 5 loại nổi bật đó là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’SL. Trong đó, 2’- FL HMO là dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng hô hấp ở trẻ đến 66% [11], ngăn ngừa mầm bệnh [12]. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy sự kết hợp giữa 2’-FL HMO và 3-FL còn giúp giảm đáng kể sự bám dính của mầm bệnh và hỗ trợ hàng rào bảo vệ [22], [23].
  • Nucleotides: Dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ và đã được chứng minh giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể nhiều hơn 86% sau 6 tháng tiêm vaccine (HIB) [13], [14], [15]
  • Lợi khuẩn: Sữa mẹ là nguồn cung cấp lợi khuẩn cần thiết cho sức khỏe đường ruột của bé. Trong đó, Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn quan trọng trong sữa mẹ, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng [16].

Trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé. Mẹ nên ưu tiên nguồn dinh dưỡng đảm bảo các dưỡng chất như HMO, Nucleotides và lợi khuẩn Bifidobacterium để giúp con xây dựng và củng cố hệ miễn dịch vững vàng.

Đối với trẻ lớn hơn bị ho, mẹ vẫn cần đảm bảo bổ sung đủ chất lỏng cho con bằng nước lọc hoặc nước trái cây nhưng cần tránh nước có ga hoặc nước cam vì có thể gây kích ứng cổ họng [3]. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, ưu tiên các thực phẩm tươi ngon chưa qua chế biến, có nguồn gốc thực vật như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu/hạt giúp để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, cần cho hệ miễn dịch của bé [17].

Cho bé dùng các thức uống giảm ho phù hợp

Một số thức uống thay thế thuốc trị ho mẹ có thể pha tại nhà cho bé dùng sao cho phù hợp, an toàn. Cách làm như sau [18]:

  • Đối với trẻ 6 tháng đến 1 tuổi: Mẹ có thể cho bé uống nước ấm. Lưu ý rằng nếu bé dưới 3 tháng tuổi thì không nên tùy tiện cho uống thuốc ho hay bất cứ thức uống giúp giảm ho nào mà hãy đưa bé đi khám.
  • Đối với trẻ 1 tuổi trở lên: Mẹ có thể cho bé uống nước chanh ấm với lượng khoảng 30 ml mỗi lần hoặc cho trẻ dùng ½ đến 1 thìa cà phê mật ong (2 – 5 ml). Lưu ý không cho bé dưới 1 tuổi dùng mật ong.
  • Đối với trẻ trên 6 tuổi: Mẹ có thể cho bé dùng thêm viên ngậm ho để giảm ngứa cổ. Tuy nhiên, tránh cho trẻ dưới 6 tuổi dùng viên ngậm ho dạng kẹo cứng để tránh gây mắc nghẹn.

Trừ khi cơn ho ảnh hưởng đến giấc ngủ thì việc cho trẻ dùng thuốc ho là không cần thiết. Thuốc ho tuy có thể giúp ngừng ho nhưng không điều trị được dứt điểm nguyên nhân. Theo khuyến cáo, thuốc ho không nên dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trường hợp bạn muốn cho bé dùng thuốc ho không kê đơn, cách tốt nhất là nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ để đảm bảo dùng đúng liều lượng và an toàn cho trẻ [1].

Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh

Giữ vệ sinh cá nhân cũng như nơi ở hộ gia đình là những biện pháp quan trọng để ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp [19]. Vì vậy, để ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh, ba mẹ nên dạy trẻ giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay thường xuyên, dùng khăn giấy hoặc khuỷu tay che lại khi ho, hắt hơi, bỏ khăn giấy đã dùng vào thùng rác…[20]. Đồng thời, cần đảm bảo môi trường sống của gia đình luôn hợp vệ sinh [19].

Việc chăm sóc trẻ bị ho tại nhà thường không cần đến thuốc trị ho hoặc thuốc kháng sinh, thay vào đó, mẹ nên ưu tiên chăm sóc bé qua chế độ dinh dưỡng, giữ đủ nước, đảm bảo vệ sinh… Nếu bé sinh mổ thì mẹ càng phải chú trọng việc chăm sóc con từ những tháng đầu đời để giúp con “lướt bệnh” nhanh, tăng cường miễn dịch từ bên trong nhờ nguồn dinh dưỡng phù hợp có chứa đầy đủ HMO, nucleotide và lợi khuẩn mẹ nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Coughing https://kidshealth.org/en/parents/childs-cough.html Truy cập ngày 06/09/2024

2. Decoding Your Baby’s Cough https://www.chla.org/blog/advice-experts/decoding-your-babys-cough Truy cập ngày 06/09/2024

3. How to Handle a Cough https://kidshealth.org/en/parents/cough-sheet.html Truy cập ngày 06/09/2024

4. Cough https://raisingchildren.net.au/guides/a-z-health-reference/cough#causes-of-coughs-in-children-and-teenagers-nav-title Truy cập ngày 06/09/2024

5. Colds, coughs and ear infections in children https://www.nhs.uk/conditions/baby/health/colds-coughs-and-ear-infections-in-children/ Truy cập ngày 06/09/2024

6. C-Section Birth Associated with Numerous Health Conditions https://www.center4research.org/c-section-birth-health-risks/ Truy cập ngày 06/09/2024

7. Sevelsted et al. (2015)

8. Pediatrics Consequences of Caesarean Section-A Systematic Review and Meta-Analysis https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/33142727/ Truy cập ngày 06/09/2024

9. What to Know About Babies Born by C-section – And What You Can Do https://www.lamaze.org/Giving-Birth-with-Confidence/GBWC-Post/ArtMID/403/ArticleID/1240/What-to-Know-About-Babies-Born-by-C-section-And-What-You-Can-Do Truy cập ngày 06/09/2024

10. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Truy cập ngày 06/09/2024

11. Reverri et al (2018)

12. Rousseaux et al (2021)

13. Merolla et al (2000)

14. Yau et al (2003)

15. Pickering et al (1998)

16. Comparison of probiotic lactobacilli and bifidobacteria effects, immune responses and rotavirus vaccines and infection in different host species https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4818210/ Truy cập ngày 06/09/2024

17. How to strengthen your child’s immune system with whole foods https://health.choc.org/how-to-strengthen-your-childs-immune-system-with-whole-foods/ Truy cập ngày 06/09/2024

18. Coughs: Meds or Home Remedies? https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/coughs-meds-or-home-remedies/ Truy cập ngày 06/09/2024

19. Personal and Household Hygiene Measures for Preventing Upper Respiratory Tract Infections among Children: A Cross-Sectional Survey of Parental Knowledge, Attitudes, and Practices https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9819782/ Truy cập ngày 06/09/2024

20. Healthy Habits: Coughing and Sneezing https://www.cdc.gov/hygiene/about/coughing-and-sneezing.html Truy cập ngày 06/09/2024

21. Why Most Sore Throats, Coughs & Runny Noses Don’t Need Antibiotics https://www.healthychildren.org/English/safety-prevention/at-home/medication-safety/Pages/Antibiotics-for-a-Sore-Throat-Cough-or-Runny-Nose.aspx Truy cập ngày 06/09/2024

22. McJarrow et al (2021)

23. Weichert et al (2013)

Phiên bản hiện tại

16/09/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài: Bố mẹ cần làm gì?

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo