backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu

Bé đi phân lỏng: Đâu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 10/09/2021

    Bé đi phân lỏng: Đâu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?

    Trẻ sơ sinh đi phân lỏng là tình trạng không quá nguy hiểm và sẽ dần cải thiện khi bé lớn lên. Tuy nhiên, khi bé đi phân lỏng, ba mẹ vẫn cần chú ý các dấu hiệu đi kèm khác như sốt hay mất nước để kịp thời đưa con đi khám.

    Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể chưa hấp thu hết dưỡng chất trong sữa mẹ nên dễ đi phân lỏng và tình trạng này sẽ dần cải thiện khi bé lớn hơn. Thế nhưng, bạn vẫn cần chú ý chăm sóc bé đi phân lỏng cẩn thận để có thể kịp thời đưa con đi khám khi có dấu hiệu bất thường.

    Nguyên nhân bé đi phân lỏng

    Có nhiều nguyên nhân khiến bé đi phân lỏng nhưng nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn chỉnh nên các bé có thể không hấp thụ hoàn toàn dưỡng chất. Vậy nên, hầu hết lượng sữa bé bú sẽ bài tiết qua phân. Khi khả năng hấp thụ chất dinh được cải thiện, phân của bé sẽ đặc hơn và bé cũng sẽ giảm tần suất đi ngoài. Nói cách khác, bé sơ sinh đi phân lỏng là tình trạng khá bình thường. 

    Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể đi ngoài phân lỏng do một số lý do khác như:

    • Mẹ dùng các sản phẩm từ sữa trong thời gian cho bé bú
    • Mẹ dùng nhiều thực phẩm có nhiều đường trong thời gian cho bé bú
    • Trẻ nuốt nước bọt thừa khi đang mọc răng
    • Nhiễm trùng kèm theo sốt hoặc các triệu chứng khác.

    Dấu hiệu trẻ vẫn khỏe mạnh dù đi phân lỏng là phân có màu nâu vàng và có độ đặc tương tự mù tạt. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần phải theo dõi để kịp thời xử lý khi bé có bất kỳ dấu hiệu tiêu chảy hoặc các triệu chứng liên quan nào khác.

    Bé đi phân lỏng: Đâu là dấu hiệu nguy hiểm, cần đi khám khi nào?

    bé đi phân lỏng

    Tình trạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đi phân lỏng có thể sẽ đáng lo nếu trẻ đi tiêu phân lỏng có kèm các triệu chứng tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy, bé sẽ đi phân rất lỏng và tần suất đi ngoài cũng thường xuyên hơn bình thường trong khoảng 24 giờ. Những dấu hiệu sau đây cho thấy bé đang bị tiêu chảy:

    • Phân lỏng bất thường
    • Khoảng thời gian giữa những lần đại tiện rút ngắn lại và số lần đại tiện tăng lên. 

    Ngoài những dấu hiệu trên, bạn cũng cần đưa bé đi khám nếu thấy những triệu chứng sau:

  • Phân có chất nhầy: Phân rất lỏng và lượng chất lỏng tạo thành một vòng giống như chất nhầy xung quanh phân.
  • Thay đổi màu sắc và mùi: Phân có thể chuyển sang màu xanh lục và kèm theo mùi khó chịu. Đôi khi, phân cũng có thể có bọt.
  • Máu trong phân: Phân có thể chứa các đốm hoặc vệt máu và có thể kèm theo sốt. Đây là dấu hiệu cho thấy bé có thể bị nhiễm trùng.
  • Mất nước: Các dấu hiệu mất nước bao gồm bé ít đi tiểu, miệng khô, mắt trũng sâu, lờ đờ hoặc không có nước mắt khi khóc.
  • Sốt: Thân nhiệt trên 38,8°C ở trẻ từ 3 đến 12 tháng và trên 38°C ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Trẻ đi tiêu phân lỏng được điều trị như thế nào?

    Phương pháp điều trị cho trẻ đi phân lỏng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Bạn có thể nhờ bác sĩ kê toa và tư vấn chế độ ăn uống phù hợp với sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, bạn cũng cần:

    • Tiếp tục cho con bú theo lịch bác sĩ gợi ý hay theo nhu cầu của bé
    • Cho bé bú thành nhiều bữa, mỗi bữa bú ít hơn nếu bé bị tiêu chảy kèm theo nôn
    • Với trẻ lớn, đã ăn dặm, mẹ cần cho trẻ uống dung dịch bù nước hoặc chất điện giải để ngừa mất nước
    • Đưa trẻ đi khám nếu trẻ đang bú sữa công thức và đi phân lỏng liên tục trong hơn 2 tuần. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc đổi sữa công thức khác cho bé.

    Tình trạng tiêu chảy và đi phân lỏng ở trẻ thường tự hết trong vòng 1 hoặc 2 ngày hoặc nhiều nhất là vài tuần. Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần theo dõi một số triệu chứng đi kèm như sốt, nôn hay mất nước để kịp thời đưa bé đi khám. Chỉ cần được chăm sóc đúng cách, tình trạng đi phân lỏng sẽ cải thiện rất nhanh đấy.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Như Vũ · Ngày cập nhật: 10/09/2021

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo