backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

4 cách để cho bé ăn dâu tây

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 02/01/2018

    4 cách để cho bé ăn dâu tây

    Bạn rất thích ăn dâu tây? Bạn muốn bé cưng nhà mình thưởng thức món ngon này chung với bạn? Bạn có biết món ăn này có thể sẽ gây hại cho bé cưng của mình không?

    Dâu tây rất giàu vitamin C nhưng cũng chứa nhiều chất gây dị ứng. Làm thế nào để giới thiệu món ăn này cho bé? Nếu bạn đang lo lắng về vấn đề này, hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ dưới đây nhé.

    Tại sao dâu tây lại tốt cho trẻ nhỏ?

    4-cach-de-cho-be-an-dau-tay

    Dâu tây có rất nhiều lợi ích về sức khỏe:

  • Nguồn cung cấp vitamin B, C và K, giúp cơ bắp khỏe mạnh.
  • Chứa nhiều loại chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Giàu các khoáng chất như kali, mangan và đồng, tăng khả năng miễn dịch.
  • Chứa phenol ngăn ngừa ung thư.
  • Dâu tây có rất nhiều lợi ích về sức khỏe, do đó bạn nên đưa nó vào chế độ ăn của bé.

    Tại sao dâu tây lại gây hại cho trẻ nhỏ?

    4-cach-de-cho-be-an-dau-tay

    Nhiều chuyên gia cho rằng ba mẹ nên đợi con mình hơn 1 tuổi rồi hãy tập cho bé ăn dâu tây bởi những lý do sau:

    1. Nghẹt thở

    Vỏ của quả dâu tây thường trơn, do đó nó dễ khiến bé nuốt luôn mà không nhai. Điều này sẽ khiến bé dễ bị mắc nghẹn và gây nghẹt thở.

    Dị ứng

    Dâu tây có thể gây dị ứng cho trẻ nhỏ. Những gia đình có tiền sử bị dị ứng thức ăn hoặc những bé bị hen suyễn thì ba mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé ăn. Dâu tây có thể khiến bé bị:

    • Chứng phát ban trên da
    • Sưng mặt, lưỡi và cổ họng
    • Ngứa ran trong miệng
    • Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé, gây chuột rút, nôn mửa hoặc tiêu chảy.
    • Đôi khi, quả dâu tây còn có thể gây ra những tình trạng nguy hiểm như sốc phản vệ, đe dọa đến tính mạng của bé.

    Cách tập cho bé ăn dâu tây

    4-cach-de-cho-be-an-dau-tay

    Dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn tập cho bé ăn dâu tây một cách an toàn:

    1. Đừng bao giờ để nguyên trái

    Khi cho bé ăn, tốt nhất bạn nên cắt thành từng miếng nhỏ để bé dễ nhai. Bạn hãy làm điều này cho đến khi bé học được cách tự ăn.

    2. Nghiền

    Nếu bạn muốn loại bỏ hoàn toàn nguy cơ bé bị mắc nghẹn, hãy xay nhuyễn trước khi cho bé ăn thực phẩm này nhé.

    3. Quy tắc 3 ngày

    Bất cứ khi nào bạn tập cho bé ăn một món mới, bạn nên đợi ít nhất ba ngày, sau đó bạn mới cho bé ăn tiếp. Điều này giúp bạn quan sát xem bé có bị dị ứng hoặc gặp vấn đề với thực phẩm đó hay không.

    4. Không cho bé ăn quá nhiều

    Dù bé không bị dị ứng đi nữa thì cũng đừng nên cho bé ăn quá nhiều. Mỗi ngày, bạn có thể cho bé ăn nửa ly dâu tây hoặc những loại trái cây khác. Bạn nên cho bé ăn nhiều loại trái cây và rau củ khác nhau để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho cơ thể.

    Trước khi bắt đầu cho bé ăn món gì, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ rồi hãy cho bé ăn. Sau khi cho bé ăn, hãy quan sát cẩn thận để xem bé có những triệu chứng dị ứng hay không nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 02/01/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo