backup og meta

Dạy con không bỏ cuộc, tưởng dễ mà lại khó!

Dạy con không bỏ cuộc, tưởng dễ mà lại khó!

Nếu bạn nghĩ rằng quá trình dạy con không bỏ cuộc chỉ đơn giản bằng việc động viên và động viên con mọi lúc thì chưa đủ vì bé cần nhiều hơn thế.

Sự kiên trì luôn tạo nên khoảng cách và khác biệt lớn giữa việc trẻ thành công hay thất bại. Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng liệu rằng bé đủ mạnh mẽ để tiếp tục chinh phục thử thách hay sẽ bị cản trở bởi chính bản thân những lúc gặp khó khăn?

Trẻ em học cách chấp nhận sai lầm và vượt qua nỗi sợ hãi sẽ trang bị cho chính mình một trong những kỹ năng sống quan trọng. Nếu muốn con thành công trong thế giới cạnh tranh này, thì bé phải học cách giữ vững niềm tin. Các nghiên cứu đã cho thấy bạn có thể dạy con không bỏ cuộc chỉ bằng cách áp dụng các chiến lược đơn giản và dễ thực hiện. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ bật mí làm thế nào để thực hiện điều này.

1. Tìm ra hoạt động phù hợp

Hãy tạo mọi điều kiện để con tìm thấy sở thích, niềm đam mê hoặc tài năng tự nhiên của mình. Nếu bé thích vẽ, hãy hỏi xem liệu con có muốn đến lớp hội họa vào cuối tuần không? Nếu con thích thể thao, đừng ngại ngần cho bé đến các sân tập, cố gắng khơi gợi hứng thú của trẻ nhiều nhất có thể trước lúc bắt đầu tham gia hoạt động. Tuy nhiên, những sở thích này nên phù hợp với độ tuổi của con nữa nhé.

2. Bắt đầu với sự kỳ vọng đúng đắn

Khi dạy con không bỏ cuộc đối với bất kỳ mục tiêu nào, trước tiên bạn hãy cân nhắc các yếu tố như sau:

Yếu tố tuổi tác: Hãy tự hỏi liệu đây có phải là điều con bạn hứng thú hoặc bắt đầu thể hiện thiên phú trong lĩnh vực này hay đơn giản chỉ muốn bé tham gia càng nhiều hoạt động càng tốt? Mục tiêu đó có phù hợp với trẻ không?

Yếu tố thời gian: Liệu trẻ có đủ thời gian để tham gia các hoạt động ngoài lề không? Đừng để trẻ quá tải và ép trẻ phải luôn học thật giỏi và cũng giỏi thể thao bởi con thường sẽ bỏ rơi 1 trong 2 nhiệm vụ trên nếu không có đủ thời gian để vui đùa cùng bạn bè. Một nghiên cứu của Đại học Maryland cho thấy trong hơn 20 năm qua, số lượng thời gian trẻ em từ 9 đến 12 tuổi tham gia vào các môn thể thao đã tăng 35%.

Yếu tố thử thách: Liệu con đã sẵn sàng cho việc này chưa và liệu tôi có đang tạo thêm áp lực cho con không? Những kỳ vọng tốt nhất là phải thực tế nhưng đồng thời giúp bé tiến thêm một bước nữa.

Yếu tố giáo viên: Huấn luyện viên hoặc giáo viên có đủ kỹ năng để giúp bé học tập tốt không? Nghiên cứu của Benjamin Bloom về 120 cá nhân vô cùng tài năng và thành công trong các lĩnh vực như khoa học, bơi lội, nghệ thuật và âm nhạc đã phát hiện ra rằng giáo viên đầu tiên rất quan trọng.

Đáng giá: Nếu bé thích những hoạt động như đàn piano, tennis, hãy cân nhắc xem điều này có ảnh hưởng đến tài chính, năng lượng của bạn và cả gia đình không.

3. Trở thành hình mẫu

Cho trẻ thấy bạn không từ bỏ công việc ngay cả khi mọi việc trở nên khó khăn. Trước khi bắt đầu một nhiệm vụ nào đó, hãy đảm bảo con bạn nghe được bố mẹ nói: “Mình sẽ kiên trì cho đến khi nào thành công mới thôi”. Làm gương cho con luôn là phương pháp giảng dạy số một và điều này còn hỗ trợ cho chính bản thân bạn nữa.

4. Nuôi dưỡng tư tưởng đúng

dạy con không bỏ cuộc

Nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ kiên trì và nổi trội nhận ra rằng thành công đến từ sự chăm chỉ, quá trình rèn luyện chứ không phải chỉ ở yếu tố may mắn, tiền bạc hay di truyền. Trên thực tế, nếu trẻ tin rằng kết quả tốt là do nỗ lực, bé sẽ ít có khả năng từ bỏ và sẽ làm việc chăm chỉ hơn là chỉ ngồi thụ động nhưng vẫn mong muốn kết quả tốt đến với mình.

Do vậy, để quá trình dạy con không bỏ cuộc thành công thì ngay từ khi trẻ còn nhỏ, bạn hãy đề cao các câu chuyện về sự siêng năng, lòng nhiệt tình và tránh nói những câu như: “Làm được là do may mắn’, “Hên xui cả thôi’.

5. Làm gì khi con muốn bỏ cuộc?

Đừng từ bỏ quá vội

Nếu bạn thường dễ dãi cho phép con được từ bỏ những lúc cảm thấy khó khăn thì hãy cẩn thận, bởi thói quen này sẽ khiến trẻ quen với việc chưa nỗ lực đã vội nản chí trước khi chưa biết bản thân có thể làm đến đâu. Hãy động viên con: “Con cứ thử chơi cầu lông một vài lần nữa xem sao, nếu vẫn thấy không được thì mẹ sẽ dẫn con đi tập bơi nhé’ hoặc: “Con đã hứa nếu mua đàn, con sẽ luyện đến hết mùa hè cơ mà, vì đàn rất đắt nên bố không nghĩ con nên bỏ dở nó đâu’.

Lắng nghe con

Nếu hành vi bỏ cuộc mới xuất hiện hoặc có dấu hiệu leo thang, hãy hỏi con bạn điều gì đang thực sự xảy ra và nguyên nhân khiến bé có suy nghĩ như vậy: “Cô giáo giảng khó hiểu quá hay có bạn làm con không vui?’.

Tìm ra giải pháp

Quá trình dạy con không bỏ cuộc bao gồm cả các yếu tố khách quan để đánh giá như tính công bằng, mối quan hệ giữa mọi người xung quanh. Dưới đây là một số vấn đề phổ biến thường xảy ra và giải pháp gợi ý:

  • Nếu nhiệm vụ quá khó cùng nhiều áp lực để bé có thể thực hiện một cách tốt nhất, bạn hãy thử gợi ý bé chuyển sang thực hiện điều gì đó khác.
  • Không có thời gian để thư giãn vì phải giải các bài tập nâng cao là một trong những lý do phổ biến khiến trẻ nhỏ từ bỏ việc phải học thật giỏi. Để giải quyết vấn đề này, bố mẹ nên nới lỏng khung giờ học tập của con và xen kẽ vào đó một khoảng thời gian dành cho việc thư giãn.
  • Môi trường không mang tính hỗ trợ cũng dễ khiến bé bị nản lòng, hãy thử chuyển sang một nơi khác.
  • Chưa đạt được thành công nhanh chóng sẽ phần nào tác động đến ý chí trẻ nhỏ. Những lúc như vậy, bạn hãy giúp con, ví dụ như thuê gia sư nếu bé cảm thấy chưa hiểu được mọi vấn đề. Chăm chỉ, miệt mài là điều rất tốt nhưng con cũng phải biết hướng đi của mình có đúng hay không thì mới nhận được kết quả như mong muốn.

6. Làm thể nào để quyết định có nên bỏ cuộc hay không?

Bạn sẽ cần phải cân nhắc nhiệm vụ nào quan trọng hơn và loại bớt các hoạt động không phù hợp. Dưới đây là năm yếu tố giúp bạn quyết định:

  • Áp lực: Liệu căng thẳng từ các lớp học thêm, lớp năng khiếu có khiến con bạn thay đổi hành vi không?
  • Vô vị: Con có giữ được niềm vui như lúc ban đầu? Liệu cố gắng của con có được công nhận đúng đắn?
  • Vượt quá khả năng: Liệu các bài tập đó có quá khó so với khả năng của con?
  • Người huấn luyện hoặc cố vấn kém: Người này không phù hợp với con của bạn, thích la hét và quá thích cạnh tranh, tạo áp lực bắt trẻ thắng bằng mọi giá, không công bằng, không hiểu biết hoặc cho lời khuyên nghèo nàn… về tổng thể có hại hơn có ích.
  • Quá cố gắng: Trẻ luôn phải cố gắng nhưng vẫn không đạt kết quả.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu được những phương thức để dạy con không bỏ cuộc và hãy thật kiên nhẫn với bé nhé. Chúc bạn sẽ thành công!

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How To Not Lose Patience With Children https://www.livestrong.com/article/513492-how-to-not-lose-patience-with-children/ ngày truy cập 26/10/2018

How not to raise a quitter https://www.today.com/parents/how-not-raise-quitter-wbna42095669 ngày truy cập 26/10/2018

How Not To Raise A Quitter http://micheleborba.com/how-not-to-raise-a-quitter/ ngày truy cập 26/10/2018

 

 

Phiên bản hiện tại

13/12/2018

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 13/12/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo