backup og meta

Giải đáp: Mẹ uống thuốc cảm khi cho con bú cần lưu ý gì?

Giải đáp: Mẹ uống thuốc cảm khi cho con bú cần lưu ý gì?

Khi bị cảm, nhiều mẹ thường lo lắng nếu uống thuốc thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và thuốc cũng có thể gây tác dụng phụ cho trẻ. Vậy nếu đang cho con bú uống thuốc cảm được không? Nếu có thì cần lưu ý những gì?

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Mẹ cho con bú uống thuốc cảm được không? 

Với câu hỏi phụ nữ cho con bú uống thuốc cảm được không thì câu trả lời là “Có”. Bởi đa số trong các trường hợp bị cảm cúm, cảm lạnh đều được chỉ định dùng thuốc OTC, an toàn cho phụ nữ cho con bú. 

Để điều trị cảm cúm, không có thuốc để giải quyết nguyên nhân mà chủ yếu là dùng thuốc để cải thiện các triệu chứng khó chịu của cơ thể. Cụ thể như sau: 

Thuốc trị ho 

Đối với những trường hợp ho khan, nhóm thuốc có thành phần pholcodine hoặc dextromethorphan hay kháng histamin được coi là an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. 

Đối với ho tức ngực hoặc ho có đờm, thuốc long đờm như guaifenesin hoặc chất làm tan chất nhầy như bromhexine có thể được dùng với liều lượng khuyến cáo. 

Thuốc trị các vấn đề về mũi 

Cho con bú uống thuốc cảm được không? Trường hợp mẹ bị sổ mũi, nghẹt mũi do cảm cúm thì có thể sử dụng các loại thuốc xông mũi, thuốc xịt hay thuốc nhỏ mũi có chứa NaCl 0.9%, để làm sạch và làm loãng dịch nhầy. 

Ngoài ra, thuốc xịt mũi chứa thành phần oxymetazoline, xylometazoline hoặc tramazoline có thể được sử dụng theo liệu trình từ 3 đến 5 ngày, ở phụ nữ đang cho con bú bị cảm cúm và các vấn đề về mũi khác. 

Tránh sử dụng các loại thuốc thông mũi có chứa thành phần pseudoephedrine hoặc phenylephrine vì chúng có thể làm giảm tiết sữa mẹ. 

cho con bú uống thuốc cảm được không

Thuốc trị đau họng 

Phụ nữ đang cho con bú uống thuốc cảm được không? Nếu mẹ bị đau họng do cảm thì có thể thử dùng các loại kẹo ngậm có chứa thành phần kháng khuẩn hoặc benzydamine. Tuy nhiên, không nên lạm dụng vì có nguy cơ gây tiêu chảy nếu dùng nhiều và kéo dài. 

Ngoài ra, nếu bị đau họng khi cho con bú các bà mẹ cũng chú ý tránh dùng loại nước súc miệng có chứa povidone-iodine vì nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp của cả bạn và cả bé yêu. Tuy nhiên đây là loại thuốc được dùng tại chỗ và thường ít hấp thu toàn thân nếu dùng đúng hướng dẫn và ngắn ngày, nên nếu có chỉ định của bác sĩ thì có thể dùng. Phương pháp an toàn mà rẻ tiền nhất là súc họng, mũi bằng nước muối sinh lý.

Mẹ cho con bú uống thuốc cảm cần lưu ý những gì? 

cho con bú uống thuốc cảm được không

Đối với câu hỏi mẹ cho con bú uống thuốc cảm được không, các mẹ đều có thể sử dụng an toàn thuốc cảm an toàn khi tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn cũng có thể áp dụng một số phương pháp sau: 

  • Liều thuốc điều trị triệu chứng quan trọng để giúp mẹ nhanh chóng vượt qua cảm cúm hay cảm lạnh là có sức khoẻ để chăm sóc con tốt hơn. Vì vậy, hãy đảm bảo mẹ nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước và ăn uống đầy đủ chất.
  • Một số người có thể khuyên bạn vắt bỏ vài lần sữa trước khi cho con bú tuy nhiên bạn hoàn toàn không chắc được những loại thuốc nào vẫn đang còn tiết ra sữa mẹ hay không? Việc vắt bỏ sữa có thể không mang lại bất kỳ hiệu quả nào mà còn lãng phí nguồn sữa mẹ.  
  • Uống thuốc sau khi cho bé bú no hoặc khi bé đang có giấc ngủ dài trong ngày. Ưu tiên chọn các loại thuốc ít bài tiết qua sữa. 
  • Không nên dùng các loại thuốc cảm điều trị đa triệu chứng vì lúc đó tác dụng phụ của thuốc cũng tăng lên. 
  • Trước khi chăm sóc con hay chơi cùng con, cho con bú mẹ nên rửa tay bằng xà phòng. Đồng thời, mẹ đừng quên mang khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ. 

Cho con bú uống thuốc cảm được không? Các biện pháp chữa cảm tự nhiên khác

cho con bú uống thuốc cảm được không

Nếu cảm thấy không an toàn lúc uống thuốc cảm khi cho con bú, bạn hãy áp dụng các biện pháp tự nhiên. Dưới đây là một số biện pháp giúp điều trị cảm lạnh an toàn cho mẹ và bé.

  • Xông hơi giải cảm. Hãy đun sôi nước trong 1 cái nồi và đặt ở phía trước mặt, sau đó trùm khăn lên đầu rồi hít sâu trong 5 phút và nghỉ 30 giây. Bạn có thể áp dụng phương pháp này nhiều lần trong ngày.
  • Dùng nước muối để súc miệng trong những ngày này vì đây là một phương thuốc lý tưởng giúp giảm đau họng.
  • Những món ăn nóng như trà gừng, súp gà và cháo tía tô giúp giảm ho khan và cảm lạnh. Ngoài ra, đồ nóng làm thông khí quản giúp cho việc hít thở trở nên dễ dàng hơn.

Tóm lại, cho con bú uống thuốc cảm được không?

Uống thuốc cảm khi cho con bú giúp tăng tốc độ phục hồi nhưng bạn chỉ nên sử dụng khi đã hỏi ý kiến bác sĩ cẩn thận. Lưu ý rằng khi bị cảm lạnh, bạn hãy cứ tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ như bình thường vì đây là cách tốt nhất để nâng cao hệ miễn dịch cho bé.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có được những thông tin cần thiết về việc không nên sử dụng những loại thuốc nào trong khi đang cho con bú cũng như các cách giúp chữa cảm cúm an toàn và hiệu quả. Từ đó giúp các mẹ gỡ rối được nỗi lo khi cho con bú uống thuốc cảm được không nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Is It Safe To Take Cold Medicine While Breastfeeding? http://www.momjunction.com/articles/cold-medicine-during-breastfeeding_00385344/  Ngày truy cập 10/08/2017

Drug safety while breastfeeding https://www.babycenter.com/0_drug-safety-while-breastfeeding_8790.bc Ngày truy cập 10/08/2018

Breastfeeding and medicines https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding-and-lifestyle/medicines/ Ngày truy cập 20/6/2023

Medicine in breast feeding https://www.thewomens.org.au/images/uploads/fact-sheets/Medicines-in-breastfeeding-151018.pdf Ngày truy cập 20/6/2023

Medicine in breastfeeding https://www.healthdirect.gov.au/medicines-and-breastfeeding#take-medicines/ Ngày truy cập 20/6/2023

Cold remedies https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/common-cold/in-depth/cold-remedies/art-20046403 Ngày truy cập 20/6/2023

Phiên bản hiện tại

28/06/2023

Tác giả: Vi Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Vi Quỳnh · Ngày cập nhật: 28/06/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo