backup og meta

10 "nỗi khổ" chỉ mẹ đang cho con bú mới hiểu

10 "nỗi khổ" chỉ mẹ đang cho con bú mới hiểu

Nuôi con bằng sữa mẹ không hề đơn giản, trong thời gian mẹ đang cho con bú, có biết bao nguy cơ rình rập, khiến mẹ đau đớn, khó chịu mà chỉ ai trải qua mới hiểu.

Sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bạn và bé. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ đang cho con bú lại gặp phải không ít rắc rối khi lần đầu “trải nghiệm’ giai đoạn thiêng liêng sau sinh này. Dưới đây là 10 “nỗi ám ảnh’ thường gặp của mẹ đang cho con bú, bạn hãy dành vài phút xem qua để xem mình có đang gặp phải những vấn đề này để biết cách xử lý nhé.

1. Đau buốt khi cho con bú

Đau buốt đầu ti (núm vú) khi cho con bú rất phổ biến và nguyên nhân chủ yếu là do bé bú không đúng cách. Nếu khi bú, bé ngậm và làm đau đầu vú hơn 1 phút, bạn nên kiểm tra tư thế bú của cả bạn và bé

– Đau đầu ti khi cho con bú phải làm sao?

  • Khi cho bú, bạn hãy ẵm bé sao miệng bé đối xứng với núm vú và đảm bảo môi bé ngậm kín đầu ti và một phần quầng vú.
  • Cằm và mũi bé phải chạm được vào ngực và bạn phải nhìn rõ má của bé. Bạn đặt ngón cái và ngón trỏ trên bầu vú, các ngón còn lại đỡ nhẹ bầu vú, dùng ngón giữa để nâng phần vú khi cho bé bú.
  • Kê thêm một cái gối mềm bên dưới mông và lưng bé nhằm nâng bé lên tương ứng với bầu ngực để cho bú dễ dàng hơn.

Ngoài việc điều chỉnh tư thế bú, bạn có thể sử dụng các sản phẩm kem có chất Lanolin giữa các lần cho con bú để làm mềm và dịu đầu vú nhằm giảm đau nhức. Nếu mẹ cho bé bú đúng tư mà đầu ti vẫn bị đau thì có khả năng núm vú bị khô, bị nấm… 

2. Nứt cổ gà hay nứt đầu ti

Đây là “nỗi khổ’ mà hầu hết mẹ cho con bú đều phải trải qua. Có rất nhiều nguyên nhân gây nứt cổ gà khi cho con bú như nấm, da khô, bé mút sữa không đúng cách và tư thế bú không đúng. Trong tuần đầu cho bú, núm vú có thể bị nứt và chảy máu do bé mút ngậm đầu ti chưa tốt. Nếu sữa mẹ có lẫn máu do núm vú bị nứt, bạn vẫn có thể cho bé bú như bình thường. 

– Mẹ đang cho con bú bị nứt cổ gà phải làm sao?

  • Cho bé bú thường xuyên hơn. Khi bé ít đói, lực mút núm vú của bé sẽ nhẹ nhàng và giúp bạn ít cảm thấy đau
  • Vệ sinh đầu ti mỗi ngày bằng nước sạch, tránh dùng cồn, xà phòng, thuốc trị khô da hay nước hoa
  • Một cách điều trị nứt cổ gà bạn có thể thử là dùng sữa mẹ thoa lên núm vú và để sữa khô tự nhiên
  • Sử dụng kem lanolin không cần kê toa đặc biệt chuyên dùng cho bà mẹ trong thời kì cho con bú 
  • Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau nhẹ như acetaminophen hay ibuprofen trước khi cho bé bú 30 phút.

3. Mẹ đang cho con bú bị tắc tuyến sữa

mẹ đang cho con bú

Tắc tuyến sữa là tình trạng ống dẫn sữa bị tắc nghẽn khiến sữa bị ứ lại tại nang sữa và các đường ống phía sau, gây sưng tấy, đau nhức và làm đầu vú căng cứng. Dấu hiệu tắc tia sữa dễ nhận biết là ngực xuất hiện khối u cứng, sưng đỏ, gây đau nhức. Nếu bạn bị sốt kèm theo thì có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng do tắc tuyến sữa.

– Nguyên nhân gây tắc tuyến sữa:

  • Bạn không cho con bú sớm và thường xuyên khiến lượng sữa không được giải phóng nên ứ đọng lại trong hệ thống tuyến sữa
  • Loại áo ngực mà bạn đang dùng không phù hợp (thường là quá chật)
  • Bạn quá căng thẳng trong giai đoạn cho con bú
  • Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lí
  • Bạn vệ sinh đầu vú không kĩ khiến vi khuẩn xâm nhập vào.

– Mẹ bị tắc tuyến sữa phải làm sao?

  • Chườm ấm kết hợp với massage và dụng cụ hút sữa để khai thông dòng sữa.
  • Nếu các triệu chứng không thuyên giảm, bạn hãy đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị.

4. Viêm vú – Nỗi ám ảnh của nhiều mẹ sau sinh

Đây là một trong những vấn đề phổ biến ở các bà mẹ đang cho con bú. Viêm vú là một bệnh nhiễm trùng có các triệu chứng giống với cảm cúm như sốt, đau ngực. Nguyên nhân gây bệnh là do tình trạng núm vú nứt kéo dài hoặc ống dẫn sữa bị tắc gây ứ sữa dẫn đến tình trạng viêm.

Mẹ bị viêm vú có nên cho bú không? Tình trạng viêm vú không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ nên bạn vẫn có thể duy trì việc cho bé bú để bé có đủ dưỡng chất cần thiết.

Để điều trị viêm vú, mẹ có thể dùng thuốc kháng sinh, chườm nóng. Tốt nhất, bạn vẫn nên đi khám để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị phù hợp. 

5. Đừng quá lo lắng khi mẹ mất sữa đột ngột 

Mất sữa khi đang cho con bú là hiện tượng tuyến sữa ngừng tiết sữa, bầu ngực xẹp, nhũn, cố nặn cũng không ra sữa. Tình trạng này có thể xảy ra đột ngột hoặc sữa tiết ít dần rồi mất hẳn.

– Nguyên nhân mất sữa đột ngột:

  • Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sữa mẹ. Nếu mẹ ăn uống thiếu chất, sữa mẹ có thể kém chất lượng, thưa dần rồi mất hẳn.
  • Stress, trầm cảm có thể gây mất sữa khi cho con bú bởi những tình trạng này có thể ảnh hưởng không tốt đến sự hoạt động của tuyến yên.
  • Bé bú ít hoặc sai tư thế có thể khiến tuyến vú không nảy sinh phản xạ tiết sữa
  • Mẹ sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh.

– Mẹ bị mất sữa khi cho con bú phải làm sao?

  • Cho bé bú đúng cách để kích thích tuyến vú tiết sữa
  • Ăn uống đủ chất, cân bằng, khoa học, thêm vào thực đơn các thực phẩm lợi sữa như sữa gạo, yến mạch, rau ngót…
  • Nghỉ ngơi hợp, ngủ đủ giấc: 6 – 8 tiếng vào ban đêm và 2 – 4 tiếng vào ban ngày
  • Uống nhiều nước khi cho con bú, mỗi ngày mẹ nên uống 2 – 2,5 lít nước
  • Massage ngực để kích thích sữa về.

6. Cương vú – Vấn đề thường gặp của mẹ đang cho con bú

Cương vú là tình trạng sữa tiết ra quá nhiều khiến bầu vú mẹ luôn căng tức và dễ dẫn đến tình trạng viêm vú. Không những vậy, nó cũng gây khó khăn cho việc ngậm bú ti của bé.

Thêm vào đó, mẹ đang cho con bú bị căng tức bầu sữa cũng có xu hướng cho bú liên tục ngay cả khi bé đã no. Điều này vô hình  khiến bé cảm thấy không thoải mái.

– Mẹ bị cương vú cần làm gì?

  • Sử dụng dụng cụ hút sữa hút bớt sữa trước khi cho bé bú
  • Đừng bỏ qua cữ bú nào của bé. Thay vào đó, hãy duy trì việc cho bé bú mẹ cả ngày lẫn đêm
  • Trước khi cho bé bú, bạn có thể dùng một chút nước sạch làm mềm núm vú để sữa xuống nhanh và tự nhiên hơn
  • Nếu bé bú không hết, bạn có thể vắt sữa ra trữ đông để cho bé dùng sau hoặc tặng cho các bé thiếu sữa mẹ.

7. Mẹ đang cho con bú bị nhiễm nấm

mẹ đang cho con bú

Nhiễm nấm Candida có thể gây ra hiện tượng tưa miệng ở trẻ nhỏ. Và sau đó, bệnh này sẽ lây lan sang phần vú của các bà mẹ đang cho con bú. Nhiễm nấm Candida khiến vú bạn bị ngứa, đau nhức và nổi mẩn đỏ.

Bạn có thể điều trị bệnh này bằng cách bôi thuốc chống nấm lên núm vú và miệng bé. Nếu bị nhiễm nấm, hãy nhớ điều trị cho cả bạn và bé để tránh sự lây lan chéo nhé.

8. Mẹ đang cho con bú nhưng không đủ sữa

Việc nuôi con bằng sữa mẹ chỉ có hiệu quả khi bạn cung cấp đủ sữa cho bé. Nếu không được bú đủ sữa, bé sẽ không đạt được cân nặng đúng với độ tuổi. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sữa của bạn không thể giải quyết được cơn đói của bé.

Massage ngực và sử dụng dụng cụ hút sữa thường xuyên để kích thích sự tiết sữa có thể giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó, bạn hãy ăn nhiều các thực phẩm lợi sữa và tránh các thực phẩm không tốt khi cho con bú như cà phê, chocolate….

9. Mẹ đang cho con bú bị đau ngực khi sữa chảy xuống

Ngực của phụ nữ vận hành như một cỗ máy. Khi cho bé bú, tất cả các bộ phận đều vươn xuống dưới để hỗ trợ việc đẩy sữa ra khỏi ngực. Quá trình này khiến bạn cảm giác khó chịu, thậm chí là đau buốt trong khi ở một số người lại chỉ cảm thấy hơi ngứa râm ran ở đầu ngực.

Nếu bạn chỉ cảm thấy ngứa râm ran khi sữa chảy xuống, hãy thư giãn. Nếu tình trạng này trầm trọng hơn như đau buốt, bạn hãy kiểm tra các dấu hiệu của viêm ngực, nhiễm trùng vú và các dấu hiệu liên quan. Nếu không, bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra xem mình có phải đang mắc một căn bệnh nào khác không nhé.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã biết thêm một số cách để giải quyết những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ. Cho con bú là cách đơn giản và hiệu quả để bạn và bé yêu xích lại gần nhau hơn. Do đó, bạn hãy tận hưởng những giây phút tuyệt vời này bên cạnh bé yêu của mình nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 Simple Tips For Treating Common Breastfeeding Problems http://www.momjunction.com/articles/tips-for-treating-common-breastfeeding-problems_00348586/ Ngày truy cập 22/12/2017

Breastfeeding Problems After Delivery https://www.webmd.com/parenting/baby/breast-feeding-problems-after-delivery Ngày truy cập 22/12/2017

Most Common Breastfeeding Problems and Solutions https://www.whattoexpect.com/first-year/breastfeeding/problems/ Ngày truy cập 22/12/2017

Phiên bản hiện tại

12/03/2021

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

5 bí quyết tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 12/03/2021

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo