backup og meta

Chia sẻ

Zalo

Sao chép đường dẫn

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ vừa ngon vừa bổ, bé ăn thích mê

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ vừa ngon vừa bổ, bé ăn thích mê

Nhiều mẹ tâm sự cùng Hello Bacsi rằng sữa vắt dư chẳng biết phải làm gì? Bạn đừng vội vứt bỏ vội sữa thừa nhé, hãy giữ lại mà làm món sữa chua từ sữa mẹ cho con, đảm bảo bé ăn mê tít.

Sữa mẹ được ví như dưỡng chất vàng bởi nó mang lại nguồn dinh dưỡng dạt dào giúp bé yêu phát triển toàn diện. Ngoài là thức ăn chủ chốt cho trẻ nhỏ, sữa mẹ còn có thể làm ra nhiều món hấp dẫn cho bé ăn dặm, điển hình là sữa chua. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để sữa chua không bị tách nước mà vẫn đảm bảo đủ chất. Để Hello Bacsi hướng dẫn bạn thực hiện nhé!

Vì sao nên cho trẻ ăn sữa chua làm từ sữa mẹ?

Đơn giản vì sữa chua nói chung hay kể cả loại làm từ sữa mẹ đều là thức ăn bổ dưỡng, mang lại lợi ích đủ đường cho trẻ. Nào là cung cấp canxi, protein – hai trong số những dưỡng chất quan trọng giúp xương và răng phát triển, cho đến cung cấp nhiều lợi khuẩn đường ruột đảm bảo hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt, ngăn ngừa các vấn đề như tiêu chảy, táo bón. Hơn nữa, từng thìa sữa chua ngọt dịu còn có tác dụng khơi dậy vị giác giúp trẻ mau ăn, chóng lớn.

Ngoài thắc mắc trên, nhiều mẹ cũng băn khoăn không biết trẻ mấy tháng ăn được sữa chua? Giai đoạn khi vừa chào đời cho đến 6 tháng tuổi, lúc này hệ tiêu hóa của bé còn khá non nớt nên khó có thể “xử lý” bất kỳ món ăn nào ngoài sữa. Vậy nên, tốt nhất trẻ từ 7 tháng trở lên thì mẹ mới nên cho con làm quen với món ăn này.

Bật mí cách làm sữa chua từ sữa mẹ vừa ngon, vừa bổ mẹ không nắm kỹ là thiệt cho con

cách làm sữa chua từ sữa mẹ cho bé

Cách làm sữa chua từ sữa mẹ khá đơn giản, bạn hãy thực hiện theo các hướng dẫn sau:

Nguyên liệu:

  • Khoảng 300ml sữa mẹ trữ đông hoặc sữa vừa vắt
  • 1 hộp sữa chua không đường để làm sữa chua cái ở nhiệt độ phòng
  • Hũ nhỏ bằng thủy tinh đựng thành phẩm, đã được tiệt trùng bằng nước sôi

Thực hiện:

  • Thanh trùng sữa mẹ bằng cách đổ sữa vào nồi hâm đến khi thấy sủi tăm ở mép nồi (nhiệt độ phải đạt là 70 độ C – có thể kiểm soát bằng nhiệt kế), tắt bếp cho vào chậu nước lạnh làm nguội. Nếu dùng sữa trữ đông thì phải làm thêm một bước rã đông trước.
  • Chờ khi nhiệt độ sữa còn tầm 45 độ C thì đổ cỡ ¼ hũ sữa chua cái vào khuấy nhẹ nhàng.
  • Chia lượng sữa chua vừa pha vào các hũ thủy tinh nhỏ, đậy nắp thật kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm nếu không có nắp. Xếp các hũ thành phẩm vào nồi cơm điện sau đó đổ nước có nhiệt độ tầm 40 – 45 độ C vào (lượng nước phải ngập đến 1/3 hũ), đậy kín nắp nồi rồi khởi động chế độ WARM để ủ sữa chua.
  • Thời gian ủ dao động từ 4 – 8 giờ tùy vào việc bạn muốn độ đặc của sữa chua như thế nào. Theo kinh nghiệm từ các mẹ bỉm khác thì sữa càng ủ lâu sẽ càng đặc. Trong lúc lên men, mẹ hạn chế việc di chuyển sữa chua nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết cấu sản phẩm. Hết thời gian mẹ nhớ lấy sữa chua ra cho vào tủ lạnh bảo quản (có thể giữ được tầm 2 ngày)

Những lưu ý quan trọng khi chế biến sữa chua mẹ cần nắm

  • Trong cách làm sữa chua từ sữa mẹ, để tránh thành phẩm bị tách nước, không đặc sánh, hũ sữa chua cái phải để ở nhiệt độ phòng. Bởi sữa chua cái ở nhiệt độ lạnh khi cho vào nồi sữa nóng sẽ khiến lợi khuẩn trong sữa chua bị sốc nhiệt, không hoạt động nên gây hiện tượng tách nước.
  • Ngoài ra, bước ủ sữa chua trong công thức cũng khá quan trọng. Thời gian ủ ngắn hơn 4 giờ sẽ khiến sữa chua bị loãng.
  • Tuyệt đối không đun sữa mẹ ở nhiệt độ vượt quá 80 độ C vì lúc này dưỡng chất cùng kháng thể trong sữa sẽ bị phá hủy.
  • Không dùng sữa mẹ đã vắt nhưng để ở ngoài hơn 4 giờ hoặc tận dụng lại sữa rã đông nhưng trẻ dùng không hết bởi thành phần dinh dưỡng của những loại sữa này cũng không còn nhiều.
  • Tránh thêm đường vào công thức làm sữa chua từ sữa mẹ vì đường không tốt cho răng, lợi của bé.
  • Nên bảo quản sữa chua ở các ngăn phía trong thay vì cánh cửa để giữ sữa chua được lâu hơn.
  • Tuyệt đối không xin sữa mẹ khác để làm sữa chua bởi không chắc loại sữa này có tiềm ẩn mầm bệnh nào hay không.
  • Các dụng cụ chế biến sữa chua phải được tiệt trùng kỹ lưỡng.

Vậy là bạn đã biết cách làm sữa chua từ sữa mẹ rồi phải không? Lời khuyên là hãy cho trẻ dùng món này 20 phút sau bữa chính để trợ tiêu hóa. Với trẻ lớn hơn, bạn có thể thêm vào công thức một số loại trái cây xay nhuyễn nhằm bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho con.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Breast Milk Recipes for the Busy Mom

https://www.healthline.com/health/parenting/breast-milk-recipes

Ngày truy cập 11/01/2021

Breast Milk Recipe: Breast Milk Yogurt

https://www.medela.us/breastfeeding/articles/breast-milk-recipe-breast-milk-yogurt

Ngày truy cập 11/01/2021

Can You Make Yogurt With Breast Milk?

https://blog.homemade-baby-food-recipes.com/can-you-make-yogurt-with-breast-milk/

Ngày truy cập 11/01/2021

At What Age Can Babies Eat Yogurt?

https://www.verywellfamily.com/when-can-babies-eat-yogurt-284243

Ngày truy cập 11/01/2021

Phiên bản hiện tại

18/01/2021

Tác giả: Minh Phú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lan Quan

avatar

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 18/01/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo