Núm vú đau nhức là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn đang đau khổ vì tình trạng này và muốn tìm cách giảm đau núm vú, hãy đọc bài viết sau nhé.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Núm vú đau nhức là tình trạng phổ biến đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu bạn đang đau khổ vì tình trạng này và muốn tìm cách giảm đau núm vú, hãy đọc bài viết sau nhé.
Khi mới bắt đầu cho trẻ bú hoặc sữa mẹ chảy ra, nhiều chị em cảm thấy không thoải mái, có khi đau đớn, nhưng hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi. Tuy nhiên, cơn đau núm vú có thể trở nên dữ dội hơn, từ đó ngăn khả năng sản xuất sữa mẹ, khiến lượng sữa bị giảm sút, thậm chí bé phải cai sữa mẹ sớm. Vậy làm thế nào để giảm đau núm vú? Hello Bacsi sẽ mách bạn 7 mẹo hay sau đây.
Đây là một trong những chìa khóa thành công trong việc cho trẻ bú mẹ và giúp ngăn ngừa tình trạng đau núm vú. Để ngậm núm vú đúng cách, bé sẽ ngậm được toàn bộ đầu vú cũng như quầng vú của mẹ trong miệng. Núm vú nên ở sâu bên trong miệng trẻ.
Nếu chỉ ngậm núm vú, bé sẽ cố gắng lấy sữa mẹ bằng cách dùng lợi nghiến nhẹ phần đầu vú kèm theo hành động mút mạnh, từ đó gây đau núm vú. Bên cạnh đó, con yêu không nhận được nhiều sữa từ mẹ nên đói và khó chịu. Vì vậy, để ngăn ngừa tình trạng đau núm vú, bạn hãy cố gắng cho trẻ ngậm được cả núm và quầng vú từ lần bú đầu tiên.
Tư thế cho bú tốt sẽ tạo cảm giác thoải mái cho bạn và con, đồng thời khuyến khích trẻ ngậm được trọn vẹn núm và quầng vú của mẹ.
Căng tức sữa rất phổ biến trong vài tuần đầu tiên cho trẻ bú. Tuy nhiên, ngực của bạn cũng có khả năng bị căng tức nếu không cho con bú mà vú lại sản xuất quá nhiều sữa.
Khi vú trở nên căng cứng, con sẽ gặp khó khăn trong việc bú mẹ. Để giúp quá trình diễn ra dễ dàng hơn, bạn có thể nặn ra một ít sữa trước mỗi lần cho con bú. Điều này làm giảm độ căng và làm mềm các mô vú tạo điều kiện cho bé dễ dàng mút sữa.
Dạ dày của trẻ sơ sinh đều rất nhỏ và có thể tiêu hóa sữa mẹ nhanh chóng, dễ dàng. Vì vậy, bé đòi ăn thường xuyên là điều bình thường. Bạn càng trì hoãn thời gian cho con bú càng lâu thì bé sẽ càng đói. Khi đó, trẻ sẽ dùng nhiều sức lực để có thể hút thật nhiều sữa. Từ đó, đầu ngực phải chịu nhiều áp lực nên dẫn đến đau nhức. Thêm vào đó, nếu giữ sữa quá lâu trong người thì bầu ngực của mẹ cũng trở nên căng tức khiến bé càng khó hút sữa hơn.
Sự kết hợp giữa việc con không ngậm được đầu vú và hút mạnh khi được cho bú có thể khiến bạn đau núm vú. Do đó, để tránh tình trạng này xảy ra, bạn cho trẻ ăn ít nhất mỗi 2 – 3 giờ và đừng để bé quá đói mới cho bú.
Bạn có thể giữ cho làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa đau núm vú bằng một số biện pháp dưới đây:
Sữa rỉ ra liên tục khiến nhiều chị em cảm thấy không thoải mái. Vì vậy, hãy cố gắng thay áo ngực, miếng lót thấm sữa thường xuyên. Nếu không cần thiết, bạn không mặc áo ngực để bầu ngực được thông thoáng. Khi thấy áo ngực ẩm ướt hoặc bẩn, bạn nên thay chiếc khác.
Dù sử dụng miếng lót dùng một lần hoặc loại có thể giặt và tái sử dụng nhiều lần, hãy bạn thường xuyên thay đổi miếng mới. Để những miếng lót này ẩm ướt trong thời gian quá lâu, có thể tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nếu số lượng vi khuẩn nhiều có thể gây hại cho vú dẫn đến vú bị nứt nẻ, đau núm vú, nhiễm trùng vú hoặc tưa đầu vú.
Sau khi con bú đủ no, bé thường chìm vào giấc ngủ nhưng miệng vẫn ngậm chặt vú không chịu nhả ra. Chỉ đến khi con ngủ sâu, miệng mới từ từ mở. Lúc đó, bạn mới có thể tách con khỏi bầu ngực để làm những việc khác hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, điều này đôi khi khiến bạn phải chờ đợi rất mất thời gian.
Nếu con vẫn không muốn rời đầu vú, bạn cũng không nên kéo con ra quá đột ngột. Điều này sẽ khiến núm vú bị tổn thương và gây đau núm vú. Để tách con ra khỏi núm vú, bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!