Trẻ sơ sinh bị gàu vẫn có nguy cơ xảy ra do nhiều nguyên nhân nhất định, chẳng hạn như viêm da tiết bã, thời tiết khô hanh…
Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu nguyên nhân và giải pháp để cải thiện vấn đề trẻ sơ sinh bị gàu để bố mẹ không phải bận tâm.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị gàu
- Gội đầu thường xuyên khiến da đầu khô do mất độ ẩm
- Điều kiện thời tiết khô hanh như mùa đông làm cho da đầu khô, khiến trẻ sơ sinh bị gàu
- Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ sơ sinh gây ra các mảng có vảy và bong tróc, chủ yếu là màu vàng
- Da đầu sản xuất quá nhiều bã nhờn hoặc dầu
- Sự phát triển quá mức của một loại nấm có tên malassezia có thể khiến các tế bào da trên da đầu bị bong ra nhanh chóng. Trong trường hợp này, bạn có thể nhận thấy vảy xám hoặc trắng xuất hiện trên đầu bé.
[embed-health-tool-child-growth-chart]
Cách điều trị trẻ sơ sinh bị gàu
- Luôn dùng khăn mềm thấm khô tóc bé sau khi gội đầu.
- Chải tóc cho bé bằng lược mềm dành riêng cho trẻ khi da đầu con khô để loại bỏ vảy gàu lớn và có thể nhìn thấy trước khi gội đầu.
- Trước khi chải tóc cho bé, bạn nên sử dụng dầu khoáng (mineral oil) và nhẹ nhàng xoa dầu lên da đầu bé, đợi một chút rồi dùng lược chải. Biện pháp này sẽ giúp làm bong các vảy đang dính chặt trên da đầu. Lưu ý rằng hãy gội sạch ngay sau đó để tránh dẫn đến nhiều vấn đề hơn.
- Sử dụng dầu gội nhẹ dịu để gội đầu cho bé. Tình trạng gàu nhẹ có thể dễ dàng loại bỏ theo cách này.
- Đối với trẻ sơ sinh bị gàu nặng, hãy sử dụng dầu gội trị gàu được bác sĩ nhi khoa khuyên dùng. Sử dụng một hoặc hai lần một tuần, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của gàu và bác sĩ kê toa. Trong lúc gội đầu, hãy để dầu gội trên da đầu tối thiểu hai phút trước khi xả sạch.
- Khi gội đầu cho bé, hãy nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay xoa bóp da đầu và tạo nhiều bọt.
Khi nào nên đến bác sĩ?
- Rỉ nước
- Nứt nẻ
- Chảy máu
Có phải các vảy trên đầu bé chỉ là do gàu?
- Da đầu bị cháy nắng: Nguy cơ này có thể tránh được bằng cách hạn chế cho em bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc đội mũ cho con.
- Sử dụng nhiều dầu gội và không xả sạch sau đó: Dư lượng dầu gội trên da đầu sau khi khô có thể xuất hiện dưới dạng vảy giống như gàu. Do vậy, bạn hãy chú ý xả tóc kỹ cho bé và lượng dầu gội không vượt quá kích cỡ của 1 đồng xu.
- Ít gội đầu: Trái lại với thói quen gội đầu quá nhiều, nếu bạn ít tắm gội cho bé sẽ khiến dầu và tế bào da tích tụ trên da đầu, từ đó gây nên tình trạng bong tróc.
- Viêm da dị ứng (eczema) hoặc bệnh vảy nến: Tình trạng này có thể khiến da bị khô. Đôi khi, có thể không dễ dàng để phân biệt giữa vảy gàu bình thường và bệnh chàm.
- Nhiễm giun, nấm: Việc nhiễm giun đũa hay một loại nấm cũng có thể là một lý do gây bong tróc và rụng tóc ở trẻ sơ sinh.
Biện pháp ngăn ngừa trẻ sơ sinh bị gàu
- Gội đầu ở tuần suất vừa phải: Việc gội đầu quá nhiều và quá ít sẽ làm xáo trộn độ pH của da đầu trẻ sơ sinh. Số lần gội đầu phụ thuộc vào tình trạng gàu xuất hiện trên da đầu. Ví dụ, trong trường hợp bé bị viêm da tiết bã, mẹ gội đầu cho bé hàng ngày có thể giúp loại bỏ dầu thừa và vảy da chết trên da đầu trẻ sơ sinh.
- Sử dụng dầu hữu cơ: Các loại dầu nguyên chất, như hạnh nhân, dầu hạt nho sẽ giúp dưỡng ẩm cho da đầu đồng thời hạn chế nguy cơ da bong tróc.