Khóc là cách để trẻ sơ sinh giao tiếp với cha mẹ. Tiếng khóc của con cho bạn biết rằng bé đang đói, muốn tè, mệt mỏi, khó chịu hoặc sắp bệnh. Khi bố mẹ hiểu được tại sao bé yêu khóc và cần làm gì cho bé, bé yêu sẽ nín khóc.
Một số bé vẫn không chịu nín mà tiếp tục khóc rất lâu sau khi ăn và khi thay tã, thậm chí còn khóc to hơn. Thỉnh thoảng bố mẹ sẽ thấy các bé giơ cao chân lên và ợ hơi nhưng đôi khi lại không. Lúc này có thể bé đã mắc hội chứng colic rồi đấy!
Hội chứng colic là gì?
Colic không được chuẩn đoán như một căn bệnh, nhưng nó kèm theo những triệu chứng khó hiểu khác. Colic đươc dùng như một thuật ngữ để mô tả tình trạng khóc dai dẳng của trẻ. Vẫn chưa có giải pháp cho hội chứng này, ngoại trừ giải pháp thời gian. Colic rất phổ biến, cứ 5 trẻ sơ sinh lại có 1 bé mắc hội chứng này.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán colic dựa trên “Quy tắc số ba”:
- Trẻ sẽ khóc ít là 3 tiếng;
- Trẻ khóc ít nhất là 3 ngày trong tuần;
- Trẻ khóc trong 3 tuần liên tiếp.
Nguyên nhân của hội chứng colic vẫn chưa được tìm hiểu rõ ràng, nhưng có thể bé yêu bị colic vì một trong những nguyên nhân sau:
- Bé yêu chưa thích nghi được với ánh sáng, tiếng ồn hay những tác động khác;
- Với bé đang bú sữa mẹ sẽ nhạy cảm với loại thức ăn mẹ bé đang dùng, ví dụ như đậu nành hay thực phẩm từ bơ sữa;
- Khó kiểm soát bản thân.
Những bé nào có nguy cơ mắc hội chứng colic?
Bất kỳ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nào cũng có nguy cơ mắc hội chứng colic, dù bé đang bú sữa mẹ hay sử dụng sữa ngoài. Bé trai và bé gái có tỷ lệ mắc colic ngang nhau.
Tuy nhiên, bé sẽ dễ bị colic nếu:
- Ăn quá nhiều hay quá ít;
- Ăn quá nhanh hay nuốt quá nhiều khí khi ăn;
- Dị ứng với thành phần hay thực phẩm mẹ bé đang dùng nếu bé bú sữa mẹ;
- Sống trong môi trường căng thẳng;
- Bắt đầu ăn bột quá sớm, trước 4 tháng tuổi.
Khi nào colic sẽ ngưng?
Colic không thể tự biến mất. Tuy nhiên, mẹ cũng đừng lo vì hội chứng này không kéo dài lâu ở trẻ mà sẽ biến mất khi trẻ ở tháng thứ 3 và thứ 4. Hội chứng colic sẽ ngưng một cách đột ngột hay từ từ hoặc xen lẫn những ngày con quấy khóc và những ngày bé ngoan ngoãn cho tới khi tất cả dấu hiệu hoàn toàn biến mất. Nếu sau khoảng thời gian đó, con bạn vẫn quấy khóc, tốt hơn hết, bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ.
Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có thêm kiến thức trong việc nuôi dạy con cái nhé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]