Quá trình xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi không hề dễ dàng vì bé vừa cần bổ sung dinh dưỡng vừa cần làm quen với các loại thức ăn đặc. Ba mẹ cần có sự chuẩn bị trước để mỗi bữa ăn là thời gian trẻ tận hưởng thức ăn và hấp thụ dưỡng chất.
Bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức, bé 7 tháng tuổi còn cần thêm dinh dưỡng từ các thực phẩm khác để có thể phát triển toàn diện. Đây là lúc bạn cần tìm hiểu để có thể xây dựng một thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi thật khoa học và đa dạng giúp con tăng cân, khỏe mạnh.
Nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 tháng
Trẻ 7 tháng tuổi không chỉ cần bú sữa mà còn phải làm quen với chế độ ăn dặm đa dạng và đầy đủ dưỡng chất. Ở độ tuổi này, mẹ nên bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của con, bao gồm:
- Tinh bột: Bé 7 tháng tuổi cần ăn bột/cháo để đáp ứng nhu cầu về tinh bột đường.
- Chất xơ: Chất xơ cho bé 7 tháng tuổi có thể đến từ trái cây hoặc rau xanh:
- Trái cây: Những loại quả giàu vitamin, khoáng chất rất cần thiết cho thực đơn của bé 7 tháng tuổi.
- Rau xanh: Rau cung cấp rất nhiều chất xơ và vitamin cho bé. Đừng ngần ngại bổ sung cải bó xôi, rau dền, rau ngót, rau lang… vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 – 8 tháng tuổi nhé.
- Chất đạm: Trứng, thịt heo, đậu phụ, thịt cá trắng… là những nguồn cung cấp chất đạm phù hợp với trẻ 7 tháng tuổi.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng cần tuân thủ những nguyên tắc ăn dặm nào?
Khi trẻ được 7 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé vẫn là sữa mẹ hoặc sữa bột. Ngoài 500-800ml sữa/ngày tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ, mẹ cũng nên cho bé ăn dặm 1-2 bữa/ngày.
Khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo đủ chất: Bé 7 tháng cần được cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Việc kết hợp giữa bột ngọt và bột mặn trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng vừa giúp bé thay đổi khẩu vị, vừa kích thích cảm giác thèm ăn của con.
- Lượng thức ăn phụ thuộc vào cân nặng, nhu cầu dinh dưỡng của bé: Lượng thức ăn cho trẻ ăn dặm dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và cân nặng của trẻ. Lưu ý là cha mẹ tuyệt đối không vì thấy trẻ khác cùng tuổi có thể ăn nhiều mà nhồi nhét, bắt ép trẻ ăn nhiều hơn nhu cầu. Ngược lại, nếu cho bé ăn quá ít, con có thể bị thiếu hụt dưỡng chất, sút cân…
- Cho con ăn đúng giờ: Việc ăn đúng giờ mỗi ngày sẽ giúp trẻ tăng cân đều đặn. Ngoài ra, cũng lưu ý không kéo dài bữa ăn của trẻ quá 30 phút, dù trẻ ăn ít hay nhiều.
Thực phẩm thích hợp cho bé 7 tháng ăn dặm
Có một lưu ý trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng là đa dạng các thực phẩm phù hợp với độ tuổi của bé. Nếu đã cho bé làm quen dần với thức ăn đặc vào tháng thứ 6, giờ đây bạn có thể kết hợp nhiều thực phẩm hơn vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm cho con sau:
1. Trái cây nghiền
Trong thực đơn 30 ngày an dặm cho bé 7 tháng nên có trái cây nghiền. Nguyên do là bới trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ rất tốt. Có rất nhiều loại trái cây bạn có thể cho bé thử như đu đủ, chuối, hồng chín, hồng xiêm, dưa hấu, bơ, táo… Đây là những lựa chọn rất thích hợp cho bữa ăn nhẹ hoặc bữa chính của bé đấy.
2. Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng không thể thiếu rau củ quả
Rau củ quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết nên là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi. Bạn có thể cho bé thử đa dạng các loại rau củ quả bổ dưỡng khác nhau bằng cách hấp chín và nghiền nhuyễn. Ngoài ra, rau củ quả hấp cắt dạng thanh cũng có thể là món ăn nhẹ rất tốt cho các bé và là cách chế biến thức ăn phù hợp với phương pháp ăn dặm BLW mà nhiều mẹ đang áp dụng.
3. Thực đơn cho bé 7 tháng tuổi: Cháo
Cháo từ các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp bổ sung một lượng dinh dưỡng dồi dào cho bé. Bạn có thể xay các loại ngũ cốc như gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, hạt kê, các loại đậu…. để nấu cháo cho con. Trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng, cháo chắc chắn là một món ăn không thể thiếu, mẹ nhé.
4. Thịt nghiền
Các loại thịt, chẳng hạn như thịt gà, là thực phẩm giàu protein và carbohydrate. Bạn có thể cho bé thử loại thực phẩm này bằng cách hấp chín rồi giã nát mịn hay nghiền nhuyễn.
5. Trứng là thực phẩm nên có trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Trứng là một nguồn cung chất béo lành mạnh và protein khá phổ biến. Bạn có thể luộc trứng rồi bẻ hay cắt thành các miếng vừa ăn để cho bé thử loại thực phẩm này.
6. Phô mai
Các loại phô mai làm từ sữa tiệt trùng rất giàu chất béo, protein và vitamin và thường cũng phù hợp với sở thích ăn uống của các bé nên là món ăn dặm mà mẹ có thể thêm vào thực đơn ăn dặm bé 7 tháng. Bạn có thể tìm mua các loại phô mai này khá dễ dàng trên thị trường từ các thương hiệu uy tín đấy.
Mách mẹ các món ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi dễ thực hiện
Có khá nhiều loại thực phẩm ba mẹ có thể chọn để chế biến thành món ăn dặm cho bé. 2 món ăn dặm sau khá dễ thực hiện và cũng ngon miệng nên mẹ hãy học ngay và thêm vào thực đơn bé 7 tháng nhé.
1. Thực đơn cho trẻ 7 tháng: Lê nghiền nhuyễn
Lê nghiền có độ sệt vừa phải rất phù hợp với các bé 7 tháng tuổi đấy.
Nguyên liệu:
- 1/2 quả lê
- Khoảng 30ml nước lọc/sữa
Cách thực hiện:
- Lê rửa sạch, gọt vỏ, cắt bỏ phần lõi rồi cắt lê thành những miếng nhỏ.
- Nấu một nồi nước sôi, bỏ lê vào rồi đậy nắp nấu trong vài phút.
- Nghiền lê đã nấu chín bằng máy xay hoặc dầm lê và nghiền nhuyễn bằng rây.
- Thêm nước hoặc sữa từ từ vào phần lê đã xay để có độ đặc/lỏng phù hợp với khả năng ăn của bé.
Ngoài lê, mẹ có thể cho bé thưởng thức bơ, chuối, đu đủ… để đổi vị.
2. Cháo thịt bò – Món ăn dinh dưỡng cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng
Thịt bò khi kết hợp cùng các loại rau củ như bí đỏ, nấm rơm hay đậu Hà Lan sẽ cung cấp cho bé đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Do đó, trong thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng không thể thiếu cháo thịt bò mẹ nhé!
Nguyên liệu:
- 30g thịt bò mềm
- 1 nắm gạo
- 1 miếng bí đỏ cỡ 50g
- Nấm rơm
- Đậu Hà Lan
- Phô mai
- Dầu ô liu, gia vị cho bé ăn dặm…
Cách thực hiện:
- Gạo vo sạch rồi bỏ vào nồi, thêm nước nấu thành cháo trắng. Quy tắc chuẩn để nấu cháo cho bé 7 tháng tuổi là 10g gạo sẽ cần khoảng 70ml nước.
- Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng.
- Rửa bí đỏ, nấm rơm, đậu Hà Lan. Thái nấm rơm thành dạng hạt lựu. Bí đỏ và đậu Hà Lan hấp chín, tán nhuyễn.
- Cho cho dầu ô liu vào chảo rồi xào thịt bò với lửa nhỏ.
- Cho lần lượt nấm vào xào chín, rồi cho bí đỏ và đậu Hà Lan đã tán nhuyễn vào, đảo đều.
- Cho phô mai vào cháo, khuấy nhẹ cho phô mai tan đều trong cháo.
- Múc cháo ra bát để nguội bớt rồi cho vào máy xay nhuyễn, đổ ra chén cho bé ăn khi cháo còn hơi ấm.
Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
Nếu đã chọn được món ăn dặm phù hợp với bé, bạn có thể tham khảo các thực đơn cho bé 7 tháng ăn dặm sau để biết cách sắp xếp giờ ăn uống của con.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng đầu tiên:
- Sáng sớm: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa sáng: cháo yến mạch
- Bữa nhẹ buổi sáng: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa trưa: Bí đỏ hấp nghiền cùng rau chân vịt
- Bữa chiều: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa tối: sữa mẹ/sữa công thức.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng thứ 2:
- Sáng sớm: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa sáng: cháo đậu (đậu xanh/đậu đỏ/đậu Hà Lan…)
- Bữa nhẹ buổi sáng: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa trưa: cháo cà rốt
- Bữa chiều: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa tối: sữa mẹ/sữa công thức
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng thứ 3:
- Sáng sớm: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa sáng: cháo yến mạch
- Bữa nhẹ buổi sáng: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa trưa: lòng đỏ trứng luộc chín
- Bữa chiều: sữa mẹ/sữa công thức
- Bữa tối: sữa mẹ/sữa công thức
Trung bình, các bé có thể sẽ ăn hết khoảng 30g các món nghiền hoặc cháo trong một bữa ăn. Ngoài ra, bé cũng cần cung cấp khoảng 800 – 900 ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày. Bạn có thể tùy chỉnh lượng thực phẩm này tùy theo nhu cầu thực tế của con.
Mẹo cho bé 7 tháng tuổi ăn
Quá trình cho các bé ăn dặm và tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm mới là không dễ dàng. Tuy nhiên, một số mẹo sau có thể giúp giờ ăn của bé vui vẻ và thoải mái hơn:
- Không ép trẻ ăn. Nếu bé ăn dặm ít, mẹ có thể bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức bên cạnh thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho con.
- Quan sát phản ứng của bé trong khoảng 3 ngày kể từ khi cho bé thử món ăn mới để kịp thời phát hiện các triệu chứng dị ứng. Nếu bé dị ứng với một loại thức ăn nào đó, bạn hãy ghi chép lại, ngừng cho bé ăn món đó vài tháng và thử lại sau.
- Cho bé ăn ở một nơi cố định để bé thiết lập được thói quen ăn uống thích hợp. Khi bé đã liên kết được một nơi cố định với việc ăn uống, quá trình ăn uống sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
- Cho bé thử các món có thể bốc ăn bằng tay để bé có cơ hội khám phá kết cấu và hương vị của các loại thức ăn khác nhau một cách trực tiếp. Hơn nữa, bé ở độ tuổi này thường rất thích cắn thức ăn nên những thanh thức ăn có thể cầm tay là rất phù hợp.
- Tránh làm cho trẻ mất tập trung khi ăn để bé không mất đi niềm vui thưởng thức món ăn.
- Luôn để ý bé trong bữa ăn để xử lý kịp thời khi bé bị nghẹn khi thử các món mới.
- Rửa trái cây và rau thật sạch trước khi cho trẻ ăn.
- Làm sạch và tiệt trùng các dụng cụ dùng để chế biến thức ăn cho trẻ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần thật phong phú để trẻ có thể làm quen với kết cấu và hương vị của nhiều loại thực phẩm khác nhau. Các món ăn dặm đa dạng cũng sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để bé có thể phát triển thật toàn diện. Khi được thử những món ăn vừa đa dạng và đủ chất, bé sẽ vui vẻ thưởng thức bữa ăn để có thể lớn thật nhanh đấy. Bên cạnh đó, bạn đừng quên gia nhập cộng đồng Nuôi dạy con, tham gia vào topic Gợi ý thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 7 tháng giúp bé tăng cân đều để bỏ túi một số công thức nấu các món cháo ngon miệng cho bé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]