Bạn có biết tại sao bé lại cần ăn nhiều trái cây và rau củ? Đó là vì những ích lợi cực kỳ kỳ diệu mà một chế độ ăn giàu rau củ và trái cây có thể đem lại cho bé con của bạn.
Ăn nhiều rau quả sẽ đem lại lợi ích gì đối với trẻ nhỏ?
Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời mà rau củ quả mang lại cho sức khỏe và sự phát triển về thể chất lẫn trí não mà mẹ không nên bỏ qua.
Cải thiện dinh dưỡng
Cơ thể đang phát triển của bé rất cần một chế độ dinh dưỡng tốt. Trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các hợp chất có lợi cho sức khỏe của bé. Các loại trái cây họ cam quýt và dâu tây rất giàu vitamin C có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch, cà rốt chứa nhiều vitamin A có lợi cho mắt và rau bina là nguồn sắt dồi dào giúp ngăn chặn bệnh thiếu máu. Táo chứa 16 loại chất chống oxy hóa polyphenols khác nhau giúp tăng cường sức khỏe và phòng ngừa ung thư. Ăn đa dạng các loại trái cây và rau nhiều màu sắc sẽ giúp cung cấp lượng dinh dưỡng đầy đủ cho sức khỏe của trẻ.
Giảm béo phì
Trái cây và rau quả có nhiều chất xơ nhưng lại ít chất béo và calo. Việc khuyến khích trẻ ăn trái cây và rau quả thay cho đồ ăn nhẹ có đường và thức ăn nhanh chứa chất béo có thể giúp trẻ tránh béo phì. Trẻ em thừa cân có nhiều nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2, cholesterol cao, cao huyết áp, các vấn đề về đường hô hấp và bệnh trầm cảm.
Kết quả học tập tốt hơn
Trẻ em với chế độ ăn lành mạnh và nhiều trái cây cùng rau quả sẽ có kết quả học tập tốt hơn so với những trẻ ít ăn trái cây và rau quả. Ngoài ra, trẻ ăn lành mạnh ít có khả năng trượt các bài kiểm tra đọc viết hơn 41% so với những đứa trẻ khác. Một số yếu tố khác cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ, nhưng dinh dưỡng cũng đóng một phần rất quan trọng.
Làm thế nào để cho bé ăn nhiều rau quả hơn?
Hẳn mẹ thường phải đối phó với tình trạng “lười’ ăn rau và trái cây của bé. Vậy làm thế nào để bé thích ăn và ăn nhiều rau củ hơn mà mẹ không cần phải thúc ép bé?
Cho thêm nhiều trái cây và rau quả vào chế độ ăn của trẻ
Các loại trái cây và rau quả thường có vị hấp dẫn và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Để phát triển cân đối và lành mạnh, trẻ cần có một chế độ ăn uống cân bằng chứa cả trái cây và rau quả mỗi ngày. Lượng trái cây và rau quả mà trẻ cần sẽ phụ thuộc vào độ tuổi. Vì vậy, hãy tìm hiểu xem bé nên ăn bao nhiêu là đủ và bé luôn có thể ăn nhiều hơn lượng mà bé muốn ăn. Các loại trái cây và rau quả có màu sắc khác nhau sẽ có lợi cho sức khỏe theo từng cách khác nhau, vì vậy hãy cố gắng chọn các loại có nhiều màu sắc phong phú trong bữa ăn.
Để sẵn trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn
Việc ăn nhiều loại trái cây và rau quả trong bữa ăn là một ý tưởng tốt. Có rất nhiều cách thú vị để làm điều này: ăn sống, nướng, thái lát nhỏ hoặc thái hạt lựu. Ngoài ra trái cây và rau quả cũng có thể được thêm vào các món ăn. Bạn có thể:
- Cho chuối hoặc dâu tây thái lát vào ngũ cốc;
- Thêm trái cây cắt nhỏ vào sữa chua;
- Xay với đá bằng cách sử dụng trái cây tươi hoặc đông lạnh;
- Thái rau củ thành dạng que và cho chúng vào hộp cơm trưa của bé;
- Hãy thử thịt nướng với rau trong bữa tối;
- Trang trí bánh pizza bằng những lát nấm và ớt.
Ăn trái cây tươi sẽ tốt cho bé hơn uống nước ép trái cây vì nước ép trái cây có thể chứa đến sáu muỗng đường và rất ít chất xơ.
Tuy trái cây tươi thường là lựa chọn tốt nhất, nhưng trái cây và rau quả đóng hộp (loại ít muối), sấy khô và đông lạnh cũng là những lựa chọn thay thế hấp dẫn cho bé. Tốt hơn hết, bạn hãy chọn các sản phẩm tự nhiên không thêm đường hay muối.
Trái cây sấy khô như mơ, táo và nho khô chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ. Tuy nhiên, những loại trái cây này cũng có nhiều đường và có thể gây sâu răng, do chúng có xu hướng dính vào răng của bé. Cách tốt nhất là chỉ cho bé ăn một lượng nhỏ trái cây sấy khô và uống một ly nước sau đó để phòng ngừa sâu răng.
Khẩn phần ăn của bé như thế nào là đủ?
Một phần ăn trái cây thích hợp sẽ bao gồm một miếng trái cây cỡ vừa, 2 miếng nhỏ hay một chén trái cây xắt nhỏ. Trong khi đó, một phần ăn rau thích hợp cho bé sẽ bằng một củ khoai tây kích cỡ trung bình, 60 g rau nấu chín hay 120 g rau xà lách.
Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào khác, hãy liên hệ với các bác sĩ nhi khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn nhé.
[embed-health-tool-vaccination-tool]