backup og meta

12 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi cho bé ăn chà là

12 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi cho bé ăn chà là

Chà là là một món ăn vô cùng hấp dẫn đối với nhiều người. Cho bé ăn chà là đem đến rất nhiều lợi ích về sức khỏe bởi đây là món ăn chứa rất nhiều năng lượng, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.

Bạn là một người rất thích ăn chà là? Bạn cũng muốn cho bé cưng ăn thử nhưng không biết món ăn này có tốt cho bé không? Vậy hãy cùng Hello Bacsi theo dõi những chia sẻ sau để xem liệu có nên cho bé ăn chà là không nhé.

Thành phần dinh dưỡng của quả chà là

Quả chà là được mệnh danh là thực phẩm tốt cho tim mạch vì hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol có trong quả chà là rất thấp. Ngoài ra, chà là còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé. Giá trị dinh dưỡng có trong 100g chà là:

  • Axit folic – 1,5μg
  • Vitamin B3 – 1,6mg
  • Axit pantothenic – 0,8mg
  • Pyridoxine (vitamin B6) – 0,24mg
  • Riboflavin (vitamin B2) – 0,06mg
  • Thiamin (vitamin B1) – 0,05mg
  • Vitamin A – 149IU
  • Vitamin K – 2,7μg
  • Sắt – 0,90mg
  • Magiê – 54mg
  • Phốt pho – 62mg
  • Kẽm – 0,44mg
  • Beta carotene – 89μg
  • Lutein zeaxanthin – 23μg.

Mỗi ngày, bé cưng cần 66kcal năng lượng, 1,6g chất xơ, 0,22mg sắt, 15mg canxi, 167mg kali và một lượng nhỏ niacin (vitamin B3), vitamin A và axit folic.

Muối sunfat thường được sử dụng trong quá trình chế biến chà là và các loại trái cây sấy khô để ngăn ngừa nấm mốc và tăng thời hạn sử dụng. Những người bị hen suyễn hoặc dị ứng với muối sunfat không nên ăn chà là. Nếu bé cưng bị hen suyễn, hãy hỏi bác sĩ trước khi cho bé ăn nhé.

Khi nào nên bắt đầu cho bé ăn chà là?

Bạn có thể cho bé ăn khi bé được 6 tháng hoặc hơn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, lúc bé mới bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn không nên cho bé ăn chà là. Khi nào bé đã có thể ăn, bạn nên cắt nhỏ quả chà là để bé dễ ăn. Ngoài ra, bạn cũng có thể trộn chà là với các loại trái cây khác.

Lợi ích sức khỏe của chà là đối với trẻ sơ sinh

Các bữa ăn và sữa sẽ không cung cấp đủ các dinh dưỡng cần thiết mà bé cần. Vì vậy, bạn nên cho bé ăn thêm một số thực phẩm bổ sung như chà là để cung cấp thêm năng lượng và một số khoáng chất cần thiết khác. Dưới đây là một vài lợi ích của quả chà là mà bạn nên biết:

1. Điều trị rối loạn đường ruột

Chà là là biện pháp hữu ích để giải quyết các vấn đề đường ruột. Chà là giúp tiêu diệt ký sinh trùng và hình thành môi trường thuận lợi cho lợi khuẩn đường ruột.

2. Bảo vệ gan

Ở trẻ nhỏ, gan rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và virus. Đây là lý do tại sao trẻ nhỏ thường rất dễ mắc phải các bệnh có liên quan đến gan như vàng da, viêm gan và thương hàn. Các nghiên cứu cho thấy chà là có các đặc tính bảo vệ gan. Do đó, thêm chà là vào chế độ ăn của bé sẽ rất hữu ích đấy.

3. Điều trị loét dạ dày

Nếu kết hợp chà là cùng với các biện pháp điều trị viêm loét dạ dày, điều này sẽ rất hữu ích đấy. Tuy nhiên, trước khi bé bị loét dạ dày ăn quả này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.

4. Giúp răng chắc khỏe

Bạn có thể cho bé đang mọc răng ăn chà là chín để giúp răng bé phát triển khỏe mạnh. Khi nhai chà là, răng và nướu của bé sẽ được hoạt động. Do đó, chúng sẽ phát triển nhanh và khỏe mạnh.

5. Cung cấp thêm dinh dưỡng cho bé khi bị sốt

Thêm quả chà là vào sữa cho bé uống khi bé bị sốt, ho và bệnh đậu mùa. Thức uống này rất giàu dinh dưỡng, giúp bé tăng tốc độ hồi phục.

6. Điều trị kiết lỵ

Trẻ nhỏ cũng có thể bị kiết lỵ, một tình trạng nhiễm khuẩn ở ruột già. Chà là có tác dụng hữu ích trong việc kiểm soát chứng bệnh này đấy.

7. Giảm táo bón

Chà là có tác dụng điều trị táo bón, một bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Hàm lượng chất xơ có trong chà là sẽ giúp cho việc đi tiêu của bé trở nên dễ dàng hơn.

Cho bé ăn chà là

8. Tốt cho thị giác

Chà là chín chứa một lượng lớn vitamin A, giúp mắt bé phát triển khỏe mạnh.

9. Tăng cường hệ miễn dịch

Các chất chống oxy hóa có trong chà là giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng và cải thiện hệ miễn dịch của bé.

10. Tăng nồng độ hemoglobin

Chà là có chứa một hàm lượng sắt rất lớn. Do đó, nó làm tăng nồng độ hemoglobin trong tế bào máu của bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và không bị thiếu máu.

11. Tăng cân

Chà là giúp tăng cân. Nếu bạn đang muốn tìm cách tăng cân cho bé, chà là là một sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc.

12. Tăng năng lượng

Loại quả này giúp tăng năng lượng tuyệt vời bởi nó chứa rất nhiều các loại đường tự nhiên như sucrose, glucose và fructose.

Những điều cần lưu ý khi cho bé ăn chà là

Hệ tiêu hóa của trẻ vẫn còn rất mong manh. Vì thế, khi cho bé ăn chà là, bạn cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho bé.

  • Đừng cho bé ăn chà là khi bé chỉ mới vừa bắt đầu ăn thức ăn đặc. Chà là khá cứng, nếu bạn cho bé ăn lúc này, bé sẽ khó nhai được. Mặc dù có những loại chà là khá mềm nhưng cho bé ăn lúc này vẫn còn hơi sớm. Khi cho bé ăn, bạn nên cắt nhỏ quả chà là để tránh tình trạng bé bị nghẹt thở.
  • Nếu bé đang trong độ tuổi tập đi, đừng để bé vừa ăn vừa đi để tránh tình trạng bị nghẹt thở.
  • Cho bé ăn những quả chà là đã chín với phần cơm ngọt. Chà là chưa chín có thể chứa tannin, một chất gây dị ứng dạ dày.
  • Chà là hấp là một lựa chọn tuyệt vời mà bạn có thể thử thay vì cho bé ăn chà là tươi hay luộc.
  • Chỉ nên cho bé ăn chà là tươi khi bé đã lớn và đã có nhiều nhận thức về các loại thức ăn khác nhau.

Cách thêm chà là vào chế độ ăn của bé

Có nhiều cách để thêm chà là vào chế độ ăn của bé. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể thử:

  • Cắt nhỏ quả chà là, cho vào bột yến mạch và cho bé ăn
  • Nướng bánh với chà là
  • Thêm chà là vào sữa chua
  • Thêm chà là vào sữa của bé

Chà là rất dễ dính vào răng của bé, tạo ra vi khuẩn và gây sâu răng. Do đó, sau khi cho bé ăn xong, bạn nên chú ý vệ sinh răng miệng cho bé hoặc cho bé súc miệng bằng nước.

Một số món ăn với chà là

Chà là nghiền

Món chà là nghiền là một món ăn đơn giản mà bạn có thể chuẩn bị cho bé. Ngâm chà là qua đêm, sau đó vớt ra nhưng vẫn giữ lại nước. Cho vào máy xay nhuyễn, sau đó cho nước ngâm chà là vào để làm tăng hương vị của món ăn.

Sirô chà là

Cắt nhỏ những quả chà là đã được lấy hạt và rửa sạch. Sau đó cho vào chảo, đổ ngập nước, đun sôi cho đến khi hỗn hợp sệt lại. Để nguội và cho vào một cái hũ được đậy nắp thật chặt để bảo quản.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Dates For Babies – Everything You Need To Know http://www.momjunction.com/articles/amazing-benefits-of-dates-for-babies_0092323/#gref Ngày truy cập: 11/5/2018

When can my baby eat raisins and dried fruit? https://www.babycenter.com/404_when-can-my-baby-eat-raisins-and-dried-fruit_1368500.bc Ngày truy cập: 11/5/2018

Phiên bản hiện tại

28/07/2020

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 28/07/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo