Tắm cho trẻ đúng cách
Giúp loại bỏ bụi bẩn và các tác nhân gây kích ứng tiềm ẩn trên da của bé. Khi tắm cho trẻ bị chàm ở má, bạn nên tắm bằng nước ấm với những sản phẩm sữa tắm gội dịu nhẹ, không có mùi. Tránh chà xát trên da trẻ và hạn chế tắm quá 10 phút.
Dưỡng ẩm da sau khi tắm là chìa khóa để kiểm soát chàm sữa
Ngay sau khi tắm, hãy thoa kem dưỡng ẩm không có mùi thơm, lưu ý rằng các loại kem có kết cấu đặc và thuốc mỡ thường hiệu quả hơn kem dưỡng hoặc dầu. Dưỡng ẩm cho da của bé 2 lần/ngày hoặc thường xuyên khi cần thiết để đạt được hiệu quả giảm đau.
Loại bỏ các tác nhân làm trẻ bị chàm ở má
Xác định các tác nhân làm da của con bạn dị ứng và loại bỏ chúng, tránh để trẻ tiếp xúc với các yếu tố này. Một vài yếu tố thường gây kích ứng da: khói thuốc lá, không khí khô hanh, lông thú cưng, phấn hoa, bột giặt, chất làm mềm vải, dầu gội đầu hoặc xà phòng (đặc biệt là những loại có chứa hương thơm), hay khăn lau, gối, drap… thô ráp. Tất cả những tác nhân này đều có cơ hội tiếp xúc với làn da non nớt của bé và làm tăng nguy cơ chàm xuất hiện trên má, mặt và các bộ phận khác trên cơ thể.
Ngoài ra, cha mẹ cần giữ cho trẻ hạn chế tiếp xúc với các chất gây dị ứng và các nguyên nhân gây bệnh. Mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể, tối thiểu là 6 tháng đầu sau sinh, tránh cho bé ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi. Đồng thời, bạn cần hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, trứng, lạc, sữa và các chế phẩm từ sữa. Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, độ ẩm phù hợp và không có khói thuốc lá.
Hy vọng những thông tin trên đây của Hello Bacsi có thể giúp mẹ đỡ lo lắng khi trẻ bị chàm ở má hay bị chàm nói chung và bình tĩnh chăm sóc bé con của mình, mẹ nhé!
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!