backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

2

Hỏi bác sĩ
Lưu

Tiêu hóa tốt - Nền tảng “vàng” cho miễn dịch và trí não

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu · Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    Tiêu hóa tốt - Nền tảng “vàng” cho miễn dịch và trí não

    Sinh mổ thường được bác sĩ chỉ định với những mẹ có biến chứng thai kỳ hoặc có nguy cơ gặp rủi ro khi sinh thường. Tuy nhiên, việc sinh mổ vẫn có thể tạo ra nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và bé sau sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy bé sinh mổ có thể có nhiều hại khuẩn hơn[1]. Ngoài ra, bé sinh mổ cũng có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa. Do đó, việc tìm cách để bé sinh mổ có hệ tiêu hóa tốt là điều mẹ nên quan tâm hàng đầu khi chăm sóc bé.

    Tiêu hóa tốt – “Nền tảng vàng” giúp bé sinh mổ tăng cường đề kháng, phát triển trí não

    sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

    Tiêu hóa là một trong những hệ cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể con người. Ngoài nhiệm vụ chính là giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm để chuyển hóa thành năng lượng nhằm duy trì các hoạt động hàng ngày, hệ tiêu hóa còn có mối liên hệ với hệ miễn dịch và não bộ của trẻ [18]. 

    Theo nghiên cứu, có đến 70 – 80% tế bào miễn dịch hiện diện trong đường tiêu hóa. Điều này có nghĩa là luôn có sự tương tác giữa hệ tiêu hóa và khả năng miễn dịch toàn thân [3]. Không những vậy, sự phát triển não bộ, nhận thức của trẻ cũng chịu sự ảnh hưởng từ hệ tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh dường như có một quỹ đạo phát triển song song với não bộ cho đến khi trẻ 3 tuổi [4]. Trong đó, một nghiên cứu năm 2018 cũng chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh có lượng vi khuẩn Bacteroides – các loài vi khuẩn được truyền từ mẹ sang bé khi sinh thường – tương đối cao, được phát hiện trong phân, thường có khả năng nhận thức tốt hơn về ngôn ngữ tiếp nhận (receptive language) và ngôn ngữ diễn đạt (expressive language) [4], [5].

    Hơn nữa, sự đa dạng của hệ vi sinh vật đường ruột trong đường tiêu hóa cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. Khi càng có nhiều vi sinh vật có lợi trong ruột thì tâm trạng và sức khỏe não bộ cũng có xu hướng trở nên tốt hơn [6]. Vì vậy, có thể nói, hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Bởi hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, chức năng hệ miễn dịch và sự phát triển của não bộ [7].

    Do đó, với trẻ nhỏ, việc chú ý “chăm chút” hệ tiêu hóa cho con sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Đặc biệt, những năm đầu đời là thời điểm đường tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa hoàn thiện nên không tránh khỏi các vấn đề như tiêu hóa không hiệu quả; kém hấp thu protein, chất béo, đường sữa; rối loạn vi khuẩn đường ruột… [8]. Đối với bé sinh mổ, nguy cơ này thậm chí còn cao hơn do bé không được tiếp xúc với vi khuẩn có trong âm đạo của mẹ và hầu hết bé sinh mổ không thể nhận được các loài Bacteroides từ mẹ. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng sinh mổ dường như đang làm giảm đi sự đa dạng của vi sinh vật ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [9]. Qua đó khiến trẻ sinh mổ có miễn dịch kém nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh về tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [10]. Vì vậy, trong giai đoạn đầu đời của con, bạn cần hết sức chú ý đến việc chăm sóc hệ tiêu hóa của bé, đặc biệt là thông qua chế độ dinh dưỡng.

    Giải pháp dinh dưỡng hỗ trợ tiêu hóa nhằm tạo nền tảng giúp bé phát triển toàn diện

    sữa tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh

    Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ là nguồn thức ăn dễ tiêu hóa và dễ hấp thu đối với trẻ sơ sinh. Đồng thời, sữa mẹ có chứa tất cả các chất dinh dưỡng mà trẻ cần để phát triển bao gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, Probiotics… [11] và mang đến những lợi ích tuyệt vời cho trẻ như:

  • Bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật nhờ có chứa các tế bào, nội tiết tố và kháng thể. Trẻ bú mẹ thường ít có khả năng bị hen suyễn, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường hô hấp dưới cũng như một số vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa… [12].
  • Quá trình bú mẹ cũng giúp em bé cảm thấy ấm áp, an toàn và dễ chịu. Đồng thời gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé [12].
  • Các nghiên cứu cho thấy sữa mẹ cũng có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương mức độ được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [9].
  • Khi hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh mổ, được chăm sóc tốt thông qua việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tạo điều kiện củng cố miễn dịch và giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, bao gồm cả phát triển não bộ.

    Tuy nhiên, sinh mổ thường khiến việc da kề da giữa mẹ và bé bị trì hoãn [13]. Đồng thời, việc cho bú cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của vết mổ, thuốc gây tê… [14]. Do đó, nếu sữa mẹ không đủ để đáp ứng nhu cầu của bé hoặc bạn chưa sẵn sàng cho con bú sau sinh thì mẹ có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa có thành phần giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ như:

  • Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ, mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ, giảm số đợt tiêu chảy đến 63% [20]. Nucleotides cũng giúp hỗ trợ tăng sản xuất kháng thể lên đến 86% sau 6 tháng tiêm vaccine HIB.[15], [16].
  • Bifidobacterium (BB-12): Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng [17], đặc biệt là có thể giảm số đợt tiêu chảy đến 58% [19].
  • Có thể nói, chăm sóc hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh nói chung và trẻ sinh mổ nói riêng từ những ngày đầu là rất quan trọng. Mặc dù nuôi con bằng sữa mẹ là điều luôn được khuyến khích nhưng nếu gặp khó khăn thì bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ và cân nhắc chọn công thức sữa phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu phát triển tiêu hóa, miễn dịch của con nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu

    Nhi khoa · Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố


    Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 08/12/2023

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo