Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không phải là một điều đơn giản, ngoài việc nắm vững một số nguyên tắc nhất định, bạn cần hiểu rõ các loại da của bé để có thể xác định được bé cưng nhà mình thuộc loại da nào và có cách chăm sóc phù hợp.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không phải là một điều đơn giản, ngoài việc nắm vững một số nguyên tắc nhất định, bạn cần hiểu rõ các loại da của bé để có thể xác định được bé cưng nhà mình thuộc loại da nào và có cách chăm sóc phù hợp.
Làn da của bé vốn rất mong manh và dễ bị tổn thương. Mặc dù có cấu trúc giống như da của người lớn, nhưng các chức năng của da bé vẫn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, dù mềm mại và mịn màng nhưng da bé lại hết sức mỏng manh và cần sự chăm sóc đặc biệt, tỉ mỉ từ cha mẹ. Da bé có đến 4 loại, mỗi loại sẽ có những cách chăm sóc khác nhau. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết bé cưng nhà mình thuộc loại da nào trong các loại da và có những đặc điểm gì, vậy hãy cùng xem tiếp những chia sẻ sau của Hello Bacsi nhé.
Da em bé rất khác với da người lớn. Làn da của bé không chỉ mềm, mịn hơn mà còn có một mùi rất đặc trưng – “mùi da em bé” – khiến bạn luôn muốn âu yếm và ôm hôn bé mọi lúc mọi nơi. Ngoài những đặc điểm bên ngoài, da em bé còn khác da người lớn ở 5 đặc điểm sau:
Ngoài ra, lớp biểu bì của bé vẫn còn đang phát triển và sẽ hoàn thiện cho đến khi bé được khoảng 2 tuổi. Da bé cũng có ít chất béo và độ pH hơn so với da người lớn, chính những điều này khiến cho làn da của bé cực kỳ mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần chú ý chăm sóc để làn da mỏng manh của bé yêu luôn khỏe mạnh và mịn màng.
Chăm sóc da bé tưởng chừng là việc khá đơn giản nhưng lại khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối. Bởi đa phần, ít ai biết rằng bước đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là xác định xem da bé cưng nhà mình thuộc loại da nào trong số các loại da và có những đặc điểm gì.
Thông thường, da em bé sẽ có 4 loại: da thường, da khô, da chàm thể tạng và da nhạy cảm. Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm riêng, chính vì vậy, việc xác định được da bé thuộc loại da nào sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc phù hợp nhất.
Da vốn được xem là một lớp màng giúp ngăn cách và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Không những vậy, với em bé, da còn cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển cảm giác nên cần được cha mẹ chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khi bé chào đời. Da thường là loại da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bé cưng nhà bạn sẽ sở hữu loại da này nếu có những đặc điểm sau:
Có thể nói, da thường là loại da khá lý tưởng và bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về việc bé sẽ dễ gặp phải các vấn đề rắc rối liên quan đến da như da chàm thể tạng (viêm da dị ứng) hay da nhạy cảm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn chỉ chăm sóc da bé một cách qua loa, tùy tiện bởi trước khi được 2 tuổi, làn da của bé vẫn chưa “trưởng thành” hoàn toàn nên rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Không những vậy, ở thời điểm này, da bé vẫn chưa có khả năng tự duy trì độ ẩm cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường. Thế nên, việc chú ý chăm sóc da bé cẩn thận khi bé còn nhỏ là việc hết sức quan trọng và cần thiết dù bé sở hữu một làn da khỏe mạnh và hiếm khi bị kích ứng đi nữa. Nếu bé nhà bạn sở hữu làn da thường, bạn cần lưu ý một số bí quyết chăm sóc sau:
Da khô cũng là một loại da khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé cưng nhà bạn sẽ có làn da này nếu da của bé có các đặc điểm sau:
Những bé có làn da hay bị khô thường sẽ dễ gặp phải các bệnh sau:
Tình trạng da khô ở trẻ nhỏ thường không kéo dài mãi mãi trừ khi bé cưng nhà bạn được thừa hưởng làn da dễ bị dị ứng từ bạn hoặc chồng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không làm gì cả và chỉ chờ cho nó biến mất bởi nếu không được chăm sóc cẩn thận, làn da khô có thể khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí có thể bị nhiễm trùng. Nếu bé cưng có làn da khô, bạn hãy thử các bí quyết sau:
Theo nghiên cứu, làn da của bé thường mỏng hơn 20% so với làn da của bạn, chính vì vậy da bé rất dễ bị mất nước và khô. Với những bé có làn da dễ bị chàm, bạn cần phải chú ý chăm sóc nhiều hơn bởi da của bé rất dễ bị kích ứng so với những bé khác. Bé cưng nhà bạn sở hữu loại da chàm thể tạng nếu làn da của bé có những đặc điểm sau:
Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh chàm thì bé cũng rất dễ có loại da này. Ngoài ra, loại da này cũng thường gặp ở những bé bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm. Da chàm thể tạng là loại da khá phổ biến, ảnh hưởng đến 10 – 20% số trẻ. Nếu làn da bé cưng là da chàm thể tạng, bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể giúp bé cảm thấy tốt hơn thông qua một số bí quyết đơn giản sau:
Phần lớn trẻ sơ sinh đều có làn da rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng, có những bé sẽ có làn da còn nhạy cảm hơn so với những bé khác. Việc xác định làn da của bé có phải là da nhạy cảm hay không rất đơn giản. Những bé có loại da này sẽ rất dễ bị ửng đỏ và kích ứng với các loại sữa tắm, kem dưỡng, thời tiết, thậm chí nhiệt độ thay đổi cũng có thể khiến da bé bị kích ứng. Điều này khiến bé dễ gặp phải các vấn đề sau:
Chăm sóc da cho những bé có làn da nhạy cảm là công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ rất cao. Để giảm nguy cơ bị kích ứng, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng. Do đó, bạn nên:
Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại da ở trẻ. Từ đó, bạn biết làn da bé thuộc loại nào, biết cách chăm sóc làn da cho bé cưng tốt hơn.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!