Tương tự như cận thị, viễn thị, loạn thị cũng là một tật khúc xạ khá phổ biến và được chia thành nhiều độ tương ứng với mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vậy, loạn thị có tăng độ không và cao nhất là bao nhiêu độ? Mời bạn cùng Hello Bacsi đi tìm lời giải đáp trong bài viết ngay sau đây nhé!
Loạn thị là gì?
Loạn thị là một tật khúc xạ khiến cho người bệnh không thể nhìn thấy các vật ở gần và cả các vật ở xa. Loạn thị xảy ra khi thủy tinh thể của mắt hoặc giác mạc không cong đều, do đó, ánh sáng đi vào mắt không hội tụ chính xác trên võng mạc. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến thị lực mắt, nhìn các vật thể đều bị mờ.
Vậy, loạn thị có tăng độ không thì cần phải xem độ cong của giác mạc hoặc thủy tinh thể có thay đổi hay không.
Loạn thị có tăng độ không?
Loạn thị có tăng độ không? Độ loạn thị có thể tăng lên, kể cả ở người trưởng thành, vì hình dạng của giác mạc hoặc thủy tinh thể trong mắt có thể thay đổi theo thời gian. Ở một số người, độ loạn thay đổi trong thời gian ngắn và tăng nhiều nếu không chăm sóc mắt đúng cách.
Để biết với trường hợp của bạn, loạn thị có tăng độ không thì chính xác nhất là đo mắt. Mức độ loạn thị được đo bằng đơn vị diop. Một đôi mắt bình thường, có thị lực tốt và không bị loạn thị sẽ có 0 diop. Vậy, loạn thị bao nhiêu độ là nặng?
Các mức độ của loạn thị được chia cụ thể như sau:
1. Loạn thị nhẹ
Loạn thị nhẹ và được coi là bình thường khi độ loạn dưới 1,0 diop. Hầu hết mọi người bị loạn thị nhẹ sẽ có từ 0.5 đến 0.75 diop. Nhìn chung, các trường hợp bị loạn thị nhẹ sẽ không cần đeo kính hay phẫu thuật để nhìn rõ hơn. Bạn thậm chí có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào làm ảnh hưởng tới thị lực.
2. Loạn thị trung bình
Loạn thị nhẹ có tăng độ không? Câu trả lời là CÓ. Loạn thị nhẹ có thể tăng lên loạn thị trung bình, độ loạn đo được lúc này là 1.0 đến 2.0 diop. Mặc dù bạn vẫn có thể nhìn thấy mà không cần đeo kính mắt hay kính áp tròng nhưng các triệu chứng thường biểu hiện rõ hơn thời kỳ loạn thị nhẹ, làm suy yếu thị lực theo thời gian.
3. Loạn thị nặng
Loạn thị bao nhiêu là nặng? Loạn thị nặng là khi mắt có độ loạn từ 2.0 đến 3.0 diop. Bệnh nhân có thể bị suy giảm thị lực nghiêm trọng, kèm theo các triệu chứng như nhìn mờ, nhức mắt, đau đầu và làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
4. Loạn thị nghiêm trọng
Loạn thị có thể tăng đến mức nghiêm trọng hơn theo thời gian. Lúc này, nặng nhất là khi mắt có độ loạn từ 3.0 diop trở lên.
Tình trạng loạn thị nghiêm trọng bắt buộc phải được điều trị bằng việc đeo kính hay kính áp tròng hoặc thậm chí là nên phẫu thuật để cải thiện thị lực. Khi đã biết loạn thị có tăng độ không, tin rằng bạn cũng hiểu không để loạn thị tiến triển tới mức nghiêm trọng.
Bạn có thể quan tâm: Loạn thị có chữa được không? Các phương pháp điều trị phổ biến
Hiểu rõ loạn thị có tăng độ không để biết cách chăm sóc mắt
Nhìn chung, loạn thị có tăng độ không thì mức độ loạn thị có thể thay đổi ít hay nhiều theo thời gian và tuổi tác. Hầu hết mọi người khi sinh ra đã có mức độ loạn thị nhất định, do di truyền. Nhưng đôi khi, loạn thị có thể phát triển sau khi phẫu thuật mắt hoặc chấn thương mắt. Hiểu rõ điều này sẽ giúp bạn chủ động thực hiện những biện pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe đôi mắt và phòng ngừa loạn thị tăng độ nặng hơn:
- Làm việc và học tập ở nơi có ánh sáng đầy đủ, tránh nơi quá tối.
- Dành thời gian để mắt nghỉ ngơi sau khi làm việc trước máy tính, xem tivi, đọc sách hay các công việc cần sự tập trung.
- Đeo kính bảo vệ mắt khi làm việc dưới nguồn sáng quá mạnh và chói.
- Khám mắt định kỳ và đo thị lực thường xuyên với bác sĩ nhãn khoa.
- Nếu được chỉ định đeo kính, hãy đảm bảo rằng kính có độ loạn phù hợp.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý để cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho mắt như cá hoặc thực phẩm giàu vitamin A có trong các loại quả màu đỏ như gấc, cà rốt, cà chua,…
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn loạn thị có tăng độ không và bao nhiêu là nặng. Nếu không điều trị, bệnh loạn thị có thể tăng độ và trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian. Nếu có vấn đề về thị lực, bạn nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa để khám mắt sớm và điều trị kịp thời nhằm giúp thị lực được rõ ràng hơn.