Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên bị sụp hoặc rủ xuống. Rìa của mí mắt trên thấp hơn mức bình thường hoặc có da chùng ở mí mắt trên. Có rất nhiều nguyên nhân sụp mí mắt, chẳng hạn như bẩm sinh, bệnh lý hoặc chấn thương.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Sụp mí mắt là tình trạng mí mắt trên bị sụp hoặc rủ xuống. Rìa của mí mắt trên thấp hơn mức bình thường hoặc có da chùng ở mí mắt trên. Có rất nhiều nguyên nhân sụp mí mắt, chẳng hạn như bẩm sinh, bệnh lý hoặc chấn thương.
Mí mắt có thể sụp xuống một chút hoặc nhiều đến mức che phủ con ngươi, làm hạn chế hoặc cản trở tầm nhìn. Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết ngay sau đây để xác định được nguyên nhân gây sụp mí mắt và biết mình nên làm gì nhé!
Tuy không phổ biến nhưng nguyên nhân bị sụp mí mắt ở trẻ nhỏ thường là do bẩm sinh, khi cơ nâng mí mắt trên bị liệt hoặc yếu do nhiều nguyên nhân. Cơ nâng mí mắt hay cơ nâng mi nằm trong mắt và chịu trách nhiệm nâng đỡ mí mắt.
Trẻ sẽ có mí mắt bị sụp xuống ở một hoặc cả 2 bên mắt, nếp mí trên không xếp đều với nhau. Trẻ bị sụp mí mắt bẩm sinh có thể ngửa đầu ra sau, nâng cằm hoặc nhướng mày để cố gắng nhìn rõ hơn. Theo thời gian, những chuyển động này có thể gây ra các vấn đề về đầu và cổ.
Vì vậy, những đứa trẻ này cần phải được kiểm tra mí mắt kỹ lưỡng để điều trị kịp thời, ngăn ngừa ảnh hưởng đến thị lực về lâu dài.
Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân sụp mí mắt là do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ nâng mi. Khi càng lớn tuổi, da và cơ nâng mí mắt có thể trở nên suy yếu, dẫn đến tình trạng da của mí mắt trên bị chùng nhão, chảy xệ, khiến cho mí mắt bị sụp xuống.
Ngoài ra, việc từng phẫu thuật mắt trước đây hoặc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa tự nhiên khiến vùng da quanh mắt bị chảy xệ. Khi da trở nên kém đàn hồi và săn chắc do tuổi tác sẽ khiến cho vùng da quanh mắt bị chùng hoặc thừa.
Bạn có thể quan tâm: Bị sụp mí phải làm sao? 5 cách chữa sụp mí mắt đơn giản tại nhà
Trong một số trường hợp, nguyên nhân mắt sụp mí là do tổn thương dây thần kinh điều khiển cơ mí mắt và kiểm soát các cơ xung quanh mắt. Tình trạng này có thể khiến mí mắt bị sụp xuống hoặc da mí mắt chảy xệ.
Nguyên nhân sụp mí mắt có thể có thể là do các cơ hoặc dây chằng chịu trách nhiệm nâng mí mắt bị suy yếu do chấn thương hoặc một số bệnh lý liên quan. Các bệnh lý gây yếu cơ nâng mí mắt khiến mắt bị sụp và chảy xệ có thể bao gồm:
Sụp mí mắt có cần điều trị hay không sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân sụp mí mắt. Hầu hết các trường hợp sụp mí là do lão hóa và không có bệnh lý liên quan. Nếu nguyên nhân sụp mí mắt không ảnh hưởng đến thị lực và bệnh nhân không quá bận tâm về ngoại hình, bác sĩ có thể đề nghị không điều trị.
Bạn có thể quan tâm: Khám phá 7 bài tập cho mắt sụp mí đơn giản, hiệu quả
Nếu sụp mí mắt gây ra vấn đề về thị lực hoặc ảnh hưởng đến ngoại hình, bác sĩ có thể điều trị. Loại điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân sụp mí mắt là do bệnh lý hay do lão hóa. Điều trị sụp mí mắt chủ yếu là phẫu thuật.
Phẫu thuật nâng mí mắt được thực hiện để sửa mí mắt trên bị chùng hoặc sụp xuống. Ngoài ra, trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể cần thực hiện để ngăn ngừa tình trạng này ảnh hưởng đến thị lực.
Hãy thăm khám ngay với bác sĩ nếu:
Dù nguyên nhân sụp mí mắt là gì thì việc chẩn đoán đúng cách là rất quan trọng để điều trị có hiệu quả. Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là cần thiết.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!