Bệnh nhược thị bẩm sinh có chữa được không? Bệnh càng được chẩn đoán và điều trị sớm thì càng có cơ hội chữa khỏi, giúp cải thiện thị lực và tránh mất thị lực vĩnh viễn càng cao. Nếu tình trạng nhược thị bẩm sinh không được điều trị sẽ gây mất thị lực vĩnh viễn.
Các phương pháp điều trị nhược thị bẩm sinh
Nhược thị bẩm sinh có chữa được không còn tùy thuộc vào hiệu quả của phương pháp điều trị, cụ thể như sau:
1. Đeo kính
Kính hoặc kính áp tròng là phương pháp được sử dụng để điều chỉnh các tật khúc xạ, chẳng hạn như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị là nguyên nhân dẫn đến nhược thị bẩm sinh. Ở một số trẻ em, nhược thị bẩm sinh có thể xảy ra do lác mắt kết hợp với các tật khúc xạ khác.
Kính được kê đơn để giúp mắt bị nhược thị gửi hình ảnh rõ ràng hơn đến não, cho phép não sử dụng đồng thời cả hai mắt để thị lực có thể phát triển bình thường. Kính áp tròng chỉ phù hợp với những trẻ lớn.
2. Miếng dán mắt

Phương pháp này sử dụng một miếng dán để che lại một bên mắt có thị lực tốt hơn và buộc não bộ phải sử dụng bên mắt bị nhược thị, thúc đẩy phát triển thị lực ở bên mắt đang bị yếu kém hơn.
Nhược thị bẩm sinh có chữa được không với miếng dán mắt? Việc điều trị nhược thị bẩm sinh bằng miếng dán sẽ có hiệu quả nhất nếu được sử dụng trước năm trẻ lên 6 tuổi. Hầu hết trẻ em sẽ cần đeo miếng dán mắt từ 2 đến 6 giờ mỗi ngày hoặc hơn.
Thời gian trẻ cần đeo miếng dán và hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng của bệnh và khả năng hợp tác của trẻ với việc đeo miếng dán. Điều trị nhược thị bằng miếng dán mắt có thể kéo dài trong vài tháng, thậm chí vài năm tùy theo tình trạng bệnh.
3. Thuốc nhỏ mắt
Trong trường hợp, đeo miếng dán mắt có thể gặp khó khăn đối với những trẻ còn quá nhỏ. Trẻ khó chịu, quấy khóc nhiều thì hãy thay thế bằng việc điều trị với thuốc nhỏ mắt.
Thuốc nhỏ mắt atropine có thể được chỉ định để làm mờ tạm thời thị lực ở một bên mắt khỏe và buộc não phải nhận hình ảnh từ mắt yếu hơn. Nhược thị bẩm sinh có chữa được không nếu dùng thuốc nhỏ mắt? Thuốc nhỏ mắt chỉ hiệu quả trong trường hợp suy giảm thị lực nhẹ hoặc trung bình nhưng không hiệu quả nhiều khi bị nặng.
Thuốc nhỏ mắt có thể gây ra một số tác dụng phụ sau đây:
- Kích ứng mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Đỏ da
- Đau đầu
Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường hiếm gặp. Phụ huynh nên cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc nhỏ mắt trong điều trị nhược thị bẩm sinh cho trẻ.
4. Nhược thị bẩm sinh có chữa được không bằng phẫu thuật?

Nhược thị bẩm sinh có chữa được không bằng phẫu thuật? Nhược thị bẩm sinh không thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật. Trẻ có thể cần được phẫu thuật nếu bị lác mắt, sụp mí mắt hoặc đục thủy tinh thể bẩm sinh gây nhược thị bẩm sinh.
Phẫu thuật cơ mắt có thể được thực hiện để giúp nới lỏng hoặc thắt chặt các cơ mắt nhằm khắc phục tình trạng lác mắt gây nhược thị. Phẫu thuật cơ mắt không giúp cải thiện thị lực mà chỉ giúp mắt của trẻ trông thẳng hơn và hoạt động phối hợp giữa hai mắt tốt hơn.
Ngoài ra, phẫu thuật đục thủy tinh thể cũng có thể được thực hiện để giúp thị lực phát triển tốt hơn ở mắt bị ảnh hưởng.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc nhược thị bẩm sinh có chữa được không và các phương pháp điều trị thường được chỉ định. Nếu trẻ được phát hiện bệnh từ sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao, thời gian điều trị sẽ rất ngắn chỉ vài tuần, vài tháng, thay vì phát hiện muộn thì thời gian chữa khỏi kéo dài, thậm chí không chữa khỏi được.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!