backup og meta

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi và những thay đổi ở cơ thể mẹ bầu

Thai nhi 18 tuần tuổi đánh dấu thời điểm mẹ bầu có thể nhận biết giới tính của thai nhi bằng cách xem hình ảnh thai nhi 18 tuần trên màn hình siêu âm. Trong giai đoạn này, em bé đã có thể thực hiện các chuyển động cơ bản của mắt.

Tham khảo những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi.

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi

Hẳn là bạn cũng đang thắc mắc “thai 18 tuần phát triển như thế nào” hay “thai nhi 18 tuần to bằng quả gì” đúng không? Theo các chuyên gia sản khoa, thai 18 tuần đã đạt được các cột mốc cơ bản sau:

  • Cân nặng khoảng 192 – 255gram
  • Chiều dài từ đầu đến mông khoảng 14,2cm

Ngoài ra, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh trong tuần 18 còn gồm các chỉ số sau:

  • Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 35 – 45mm
  • Chu vi vòng đầu (HC): 132 – 162mm
  • Chiều dài xương đùi (FL): 22 – 30mm
  • Chu vi vòng bụng (AC): 110 – 142mm
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 18
Chỉ số phát triển thai nhi tuần thứ 18

Đặc điểm phát triển của thai nhi 18 tuần

  • Vị trí đôi tai: Ở tuần thứ 18 của thai kỳ, tai của bé sẽ di chuyển đến vị trí chính xác và chìa sang hai bên theo đúng hình dáng tai hoàn chỉnh và bé đã có thể nghe được âm thanh của mẹ tốt hơn.
  • Hệ thần kinh: Một mạng lưới các dây thần kinh được bao phủ bởi myelin giúp đẩy nhanh tốc độ truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh này sang tế bào thần kinh khác, đang hình thành các kết nối phức tạp hơn.
  • Thính giác: Nhờ các xương tai giữa và các đầu dây thần kinh từ não bộ đang phát triển, thai nhi 18 tuần tuổi sẽ nghe thấy các âm thanh như nhịp tim, tiếng dòng máu của mẹ di chuyển thông qua dây rốn.
  • Thị giác: Đôi mắt của bé cũng đang phát triển và đang hướng về phía trước chứ không phải nhìn sang bên như trước đây. Võng mạc của bé có thể phát hiện ra ánh sáng nếu mẹ chiếu đèn pin vào bụng.
  • Sự phát triển của hệ xương: Xương của thai nhi tuần 18 đã phát triển nhưng vẫn còn mềm. Tuần này, xương đòn và xương chân của bé sẽ bắt đầu cứng lại.
  • Dấu vân tay, vân chân hình thành: Bây giờ, bé cưng của bạn đã thực sự là một đứa trẻ độc nhất vô nhị bởi khi những dấu vân tay được hình thành.
  • Khả năng ngáp, nuốt và mút: Thai nhi 18 tuần đã biết ngáp, nếu may mắn bạn có thể nhìn thấy con ngáp hay nuốt nước ối khi quan sát bé qua hình ảnh siêu âm.
Hình ảnh siêu âm thai nhi
Hình ảnh siêu âm thai nhi 18 tuần (ảnh minh họa, tham khảo)

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 18

Thay đổi về mặt cơ thể

  • Bụng bầu thai 18 tuần: Bụng của bạn đã có thể lộ rất rõ vì em bé đang trong giai đoạn phát triển rất nhanh.
  • Đau lưng khi mang thai 18 tuần: Tử cung đang phát triển sẽ làm thay đổi trọng tâm khi phần lưng dưới bị kéo về phía trước trong khi bụng của bạn bị đẩy ra ngoài điều này khiến bạn bị đau lưng.
  • Chứng ợ nóng: Ợ nóng là một triệu chứng xảy ra phổ biến trong thai kỳ. Để giảm thiểu tình trạng này, mẹ bầu hãy ăn chậm và nhai kỹ.
  • Vết rạn da: Khi thai nhi 18 tuần, các mẹ bầu có thể nhận thấy các vết rạn da ở bụng, đùi hình thành một cách rõ rệt.
  • Các triệu chứng khác: Trong tuần này và các tuần thai kế tiếp, mẹ bầu có thể bị chuột rút, nhất là khi đang ngủ; chảy máu nướu răng và đôi khi sẽ có thêm triệu chứng phù chân.
Mẹ mang bầu 18 tuần cơ thể thay đổi như thế nào?
Mẹ mang bầu 18 tuần cơ thể thay đổi như thế nào?

Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 18 tuần

Lời khuyên của bác sĩ

  • Thai nhi 18 tuần tuổi là lúc tầm nhìn của mẹ có thể bị hạn chế. Hormone thai kỳ chính là nguyên nhân của hiện tượng này. Nó làm tăng lượng dịch trong mắt khiến mắt bạn nhìn mờ hơn giống như nhìn qua một màn sương, đôi khi có thể kèm theo tăng áp lực nội nhãn.
  • Kiểm soát các cơn thèm ăn: Hãy kiểm soát cơn thèm ăn, vì nếu ăn nhiều mẹ sẽ có nguy cơ bị ợ nóng, khó tiêu, đặc biệt là khi mang thai.
  • Giữ cân nặng của bạn tăng chậm và ổn định: Việc tăng cân nhanh chính là một trong những thủ phạm gây ra các vết rạn da. Do đó, bạn nên xây dựng chế độ ăn và hoạt động thể chất phù hợp để tăng cân từ từ và đều đặn.
  • Những xét nghiệm khi đi khám thai: Đo cân nặng, đo huyết áp, kiểm tra các dấu hiệu giãn tĩnh mạch (nếu có), siêu âm, kiểm tra nhịp tim thai nhi và hình thái học của thai nhi.
  • Để ý tư thế khi đứng, khi ngồi: Mẹ bầu tránh ngồi một chỗ hoặc đứng tại chỗ quá lâu. Nên đi qua đi lại, vận động cơ thể nhẹ nhàng.

Trường hợp mẹ bầu thấy khó thở hoặc kiệt sức, hãy lập tức dừng các hoạt động lại. Nghỉ ngơi để hồi phục, nếu vẫn chóng mặt và choáng thì nên mẹ bầu nên nhờ người thân đưa đi khám ngay.

thai nhi 18 tuần

Câu hỏi thường gặp

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi ăn hải sản?

Hải sản là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhưng loại thực phẩm này cũng có thể chứa các chất độc hại bao gồm methyl thủy ngân và cả dioxin, PCBs (thường được sử dụng làm chất làm lạnh) cùng thuốc trừ sâu ở hàm lượng thấp. Khi ăn phải một lượng các chất độc hại quá cao, sự phát triển sau này của thai nhi 18 tuần tuổi có thể bị ảnh hưởng.

Mẹ bầu vẫn có thể ăn hải sản bình thường, chỉ cần lưu ý là nên tránh những loại hải sản như cá lớn, cá biển chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá kình…

Thai nhi 18 tuần tuổi đã máy chưa?

Ở tuần thứ 18, nhiều phản xạ của bé bắt đầu phát triển như nuốt và mút. Thai nhi 18 tuần cũng đã di chuyển nhiều hơn. Nếu lúc trước, bé còn quá nhỏ và bạn khó có thể cảm nhận được cử động của bé thì khi mang bầu 18 tuần, mẹ có thể cảm nhận được thai máy.

Nếu bạn thắc mắc thai nhi 18 tuần biết đạp chưa, thì ở giai đoạn này, cú đạp của thai nhi 18 tuần tuổi cũng chưa mạnh mẽ. Chuyển động của bé khá là nhẹ nhàng, giống như cảm giác rung rinh trong bụng.

Tư thế nằm của thai nhi 18 tuần như thế nào?

Để biết chính xác thai nhi đang nằm ở vị trí nào, hoặc nằm nghiêng về bên nào, mẹ cần đi siêu âm để bác sĩ đưa ra kết luận chính xác.

Lưu ý

Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, tay chân của em bé hơi co vào thân mình, lưng có thể cong hoặc thẳng, đầu khi cúi khi ngửa. Do đó, việc hình dung thai nhi 18 tuần bằng quả lựu là đang hình dung em bé theo một khối đang co lại.

Thai 18 tuần bụng to chưa? Bé trong bụng biết đạp chưa?

Thai 18 tuần bụng của mẹ đã to hơn trước đây và dường như là ai cũng biết là mẹ đang mang bầu. Đây cũng là giai đoạn mà bé hiếu động, bé sẽ có những cái duỗi tay và đạp chân.

Thai 18 tuần có nang đám rối mạch mạc 2 bên?

Trường hợp thai 18 tuần có nang đám rối mạch mạc 2 bên, nếu không kèm theo các triệu chứng bất thường thì có thể là không liên quan đến bệnh lý. Bên cạnh đó, mẹ cũng tiếp tục theo dõi xem đám rối mạch tiếp tục phát triển không, có xuất hiện triệu chứng bất thường nào không. Nếu có dấu hiệu bất thường thì sẽ là lúc cần đi khám ngay.

Ra dịch nâu khi mang thai 18 tuần có sao không?

Hiện tượng ra dịch màu nâu khi mang thai có thể chỉ là do mang thai khiến lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung nhiều hơn. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này thì còn có thể là do:

Dấu hiệu thai 18 tuần khỏe mạnh là gì?

Dấu hiệu cho thấy mẹ và thai nhi ở tuần thai kỳ thứ 18 khỏe mạnh là: Em bé trong bụng có những cử động thường xuyên, tín hiệu cho thấy bé hiếu động, bé duỗi tay, duỗi chân, đạp bụng mẹ.

Kết luận

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào và những thay đổi quan trọng của mẹ bầu.

Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.

[embed-health-tool-pregnancy-weight-gain]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

The World Health Organization Fetal Growth Charts: A Multinational Longitudinal Study of Ultrasound Biometric Measurements and Estimated Fetal Weight

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5261648/pdf/pmed.1002220.pdf

Ngày truy cập: 17.09.2024

Week-by-week guide to pregnancy

https://www.nhs.uk/start4life/pregnancy/week-by-week/2nd-trimester/week-18/#anchor-tabs

Ngày truy cập: 17.09.2024

Pregnancy week 18

https://www.nct.org.uk/pregnancy/your-pregnancy-week-week/pregnancy-week-18

Ngày truy cập: 17.09.2024

Week 18

https://kidshealth.org/en/parents/week18.html

Ngày truy cập: 17.09.2024

18 weeks pregnant – all you need to know

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/pregnancy-week-by-week/18-weeks-pregnant-whats-happening

Ngày truy cập: 17.09.2024

Poppy seed to pumpkin: How big is your baby?

http://www.babycenter.com/slideshow-baby-size

Ngày truy cập: 17.09.2024

Your pregnancy: 18 weeks

http://www.babycenter.com/6_your-pregnancy-18-weeks_1101.bc

Ngày truy cập: 17.09.2024

Phiên bản hiện tại

29/10/2024

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Thai 21 tuần phát triển thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?

Thai 20 tuần phát triển như thế nào? Cơ thể mẹ bầu thay đổi ra sao?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 4 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo