backup og meta

Tuần 1 của thai kỳ: Tuần đầu tiên của thai kỳ có gì đặc biệt?

Tuần 1 của thai kỳ: Tuần đầu tiên của thai kỳ có gì đặc biệt?

Thông thường, ở tuần thai thứ nhất (không phải là thai nhi 1 tuần tuổi), mẹ bầu có thể sẽ chưa thực sự mang thai hoặc cũng có thể sẽ không cảm nhận được là mình có thai. 

Trong bài viết này, HelloBacsi sẽ giải đáp cụ thể những thắc mắc như: Thai nhi 1 tuần tuổi phát triển như thế nào? Quá trình thụ thai đã thực sự diễn ra hay chưa? Cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi gì về mặt cơ thể và cảm xúc? Đồng thời giúp chỉ ra sự khác biệt giữa thai nhi 1 tuần tuổi và tuần thai thứ nhất.

Sự phát triển của thai 1 tuần tuổi

Về mặt y khoa, các bác sĩ chuyên khoa Sản Phụ – Khoa cho biết, trong tuần mang thai thứ nhất, cơ thể bạn vẫn chưa thực sự mang thai, nhưng về mặt tính theo cột mốc thời gian thì chính là tuần đầu tiên của chuỗi 40 tuần thai kỳ.

Về mặt cột mốc thời gian, tuần đầu tiên của thai kỳ sẽ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt cuối, trước khi phát hiện mang thai. Vì thời điểm tinh trùng thụ tinh với trứng sẽ không xác định chính xác là khi nào, bác sĩ chỉ thường khoanh vùng là trong khoảng 2 tuần sau khi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối diễn ra với những người có chu kỳ kinh nguyệt đều 28 ngày.

Do đó, số tuần của thai kỳ có thể sẽ chênh lệch với tuổi thực của thai nhi khoảng 2 tuần. Chính vì vậy mà ngày dự sinh thường sẽ được tính là 40 tuần, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.

Sự phát triển của tuần thai thứ nhất (tuần 1)

  • Ở tuần thai thứ nhất sẽ chưa có điều gì khác biệt diễn ra. Thông thường phải ở khoảng từ tuần 4 trở đi thai nhi mới bắt đầu hình thành.
Sự phát triển của thai nhi tuần đầu tiên
Trên thực tế, hình ảnh siêu âm ở tuần thai đầu tiên sẽ chưa có gì khác biệt. Vì có thể bạn chưa sẽ chính thức mang thai ở thời điểm này.

Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 1

Trong tuần thai thứ nhất, cơ thể mẹ sẽ ít khi xuất hiện các triệu chứng lạ. Tuy nhiên, cơ thể mỗi người sẽ khác nhau và có người có cũng có người không. Dưới đây là một vài biểu hiện (triệu chứng) về cơ thể cũng như là cảm xúc của mẹ ở tuần thai thứ nhất.

Thay đổi về mặt cơ thể

  • Trễ kinh, ra ít hoặc không có kinh: Đây là biểu hiện phổ biến khi cơ thể bắt đầu mang thai.
  • Chuột rút: Cảm giác như bị chuột rút ở vùng bụng dưới, xương chậu hoặc loanh quanh vùng lưng dưới. 
  • Chảy máu âm đạo: Hiện tượng này không giống kinh nguyệt, thay vào đó, vùng kín tiết ra một đốm máu nhỏ, có màu đỏ nhạt như màu hồng, kéo dài trong vài giờ hoặc một vài ngày.
  • Các biểu hiện khác: Buồn nôn, nôn, đi tiểu nhiều, đau đầu, nhũ hoa sẫm màu, thèm hoặc chán ăn, khứu giác nhạy hơn, vị giác thay đổi, nhiệt độ cơ thể cao hơn.

Thay đổi về mặt cảm xúc

  • Một trong những dấu hiệu mang thai về mặt cảm xúc là cáu kỉnh, bực bội, tính khí thay đổi thất thường.
Triệu chứng cơ thể mẹ bầu tuần thai 01
Các triệu chứng trên cơ thể mà mẹ bầu ở giai đoạn mới mang thai 1 – 2 tuần có thể gặp phải

Những điều mẹ cần lưu ý ở tuần 1 của thai kỳ

Khi đã biết mình có thai, mẹ bầu cần lưu ý các điều sau:

  • Thăm khám sớm: Khi phát hiện bản thân đã có thai từ 1 – 2 tuần hoặc kết quả que thử thai cho ra 2 vạch, mẹ bầu nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa Sản – Phụ khoa uy tín để được kiểm tra và siêu âm.
  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đủ chất, ưu tiên các loại thực phẩm giàu protein, vitamin B6, B9, B12, D3, sắt, i ốt, choline, canxi, chất béo tốt omega 3…Cụ thể là các loại thực phẩm như trứng, gan, cá hồi, cá thu, thịt đỏ, thịt gà, hải sản, rau chân vịt, bông cải xanh, chuối, bơ…  
  • Thông báo cho người thân, gia đình: Mang thai là việc hệ trọng, bạn nên thông báo cho người thân, gia đình, bạn bè và đặc biệt nhất là cho chồng của bạn.
  • Sắp xếp thời gian tập luyện, nghỉ ngơi: Ngoài việc sắp xếp thời gian nghỉ ngơi, bạn cũng nên dành thời gian tập luyện để tăng cường sức khỏe và giải tỏa căng thẳng.
  • Loại bỏ dần những thói quen không lành mạnh: Khi biết mình có thai bạn nên dừng hẳn việc uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya, chạy nhảy hoặc vận động quá mạnh.

Lời khuyên của bác sĩ về tuần 1 của thai kỳ

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Hãy cho bác sĩ biết:
  • Chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống, cường độ tập luyện.
  • Các loại thuốc đang dùng, kể cả thuốc kê toa hoặc không (nếu có).
  • Có đang điều trị bệnh hay không, tiền sử các bệnh lý có tính di truyền.
Hãy hỏi bác sĩ:
  • Nên làm gì khi mang thai?
  • Có nên tiếp tục uống thuốc theo toa và thuốc không được kê toa hay không?
  • Có cần phải tiêm chủng phòng ngừa các loại bệnh gì trước khi mang thai hay không?
Mẹ cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe bản thân, đồng thời đặt một số câu hỏi cần thiết cho bác sĩ.

Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?

Một số xét nghiệm mẹ cần biết khi mang thai tuần đầu tiên:

  • Xét nghiệm kiểm tra ngày rụng trứng: Nếu mẹ đang có kế hoạch mang thai thì nên làm xét nghiệm này để biết chính xác thời điểm có tỷ lệ thụ thai cao. Việc này có thể được thực hiện thông qua que test rụng trứng hoặc siêu âm canh trứng. 
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu khi mang thai nhằm kiểm tra sự ổn định của các tế bào máu, một số bệnh về máu (như viêm gan siêu vi B, bệnh tiểu đường, bệnh Rubella…), hàm lượng đường, yếu tố Rh, khả năng đông máu… 
  • Dùng que thử thai và đi khám thai: Mặc dù cơ thể đã xuất hiện các dấu hiệu mang thai nhưng mẹ nên đi khám thai để chắc chắn rằng mình đã chính thức có thai.
  • Xét nghiệm di truyền (genetic screening): Giúp chẩn đoán các rối loạn hoặc bệnh di truyền từ mẹ sang con.

Các loại vắc xin mẹ cần biết trong tuần thai thứ nhất

  • Vắc xin cúm: Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh cúm dù ít nguy hiểm nhưng nếu bị bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi, nặng hơn sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và nhiều khả năng phải nhập viện.
  • Vắc xin thủy đậu: Phụ nữ chưa từng có miễn dịch thủy đậu cần được tiêm phòng vắc xin trước khi có thai ít nhất 1 tháng. Nếu đã được tiêm phòng từ nhỏ, vẫn cần tiêm 1 mũi tăng cường.
  • Vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella: Quai bị là một chứng bệnh truyền nhiễm do virus gây sưng tuyến nước bọt gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, nguy cơ sảy thai sẽ rất cao. Ngoài ra nhiễm rubella trong thai kỳ cũng làm tăng nguy cơ bé mắc hội chứng rubella bẩm sinh. Vaccin này cần được tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng. 
  • Vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván: Uốn ván là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, nhất là ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh. Mẹ nên tìm hiểu và tiêm vắc xin trước và trong khi mang thai.

Câu hỏi thường gặp

Khi nào nên kiêng quan hệ khi mang thai?

Quan hệ tình dục khi mang thai là một điều hoàn toàn bình thường, không gây ảnh hưởng đến mẹ cũng như là sức khỏe của thai nhi, với điều kiện sức khỏe bình thường và mẹ bầu không cảm thấy khó chịu khi quan hệ.

Không nên quan hệ trong các trường hợp

  • Chảy máu âm đạo.
  • Bạn bị rò rỉ nước ối.
  • Không có hứng thú và cũng không nghĩ đến chuyện ấy.
  • Bạn từng bị sảy thai, có tiền sử chuyển dạ sớm khi sinh con.

Thai nhi 1 tuần tuổi

Kết luận

Tóm lại, tuần đầu tiên của thai kỳ có thể bạn sẽ chưa chính thức mang thai. Tuy nhiên, việc quan tâm đến sức khỏe và bắt đầu học cách chăm sóc thai kỳ là điều hoàn toàn cần thiết. Cuối cùng, thêm một điều nữa mà bạn cần nhớ đó là, số tuần thai kỳ sẽ khác và có chênh lệch khoảng 2 tuần so với số tuần tuổi thực của thai nhi. (Thai nhi 1 tuần tuổi sẽ không phải là tuần thai thứ nhất).

Chuyên mục ‘Thai kỳ’ là nơi cung cấp thông tin và kiến thức dành cho mẹ bầu. Đồng hành cùng mẹ xuyên suốt hành trình mang thai thông qua nội dung hữu ích, được tham vấn y khoa bởi đội ngũ bác sĩ và chuyên gia cộng tác với HelloBacsi.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

You and your pregnancy at 1 to 3 weeks

https://www.nhs.uk/pregnancy/week-by-week/1-to-12/1-2-3-weeks/

Ngày truy cập: 10.09.2024

1 week pregnant

1 week pregnant

Ngày truy cập: 10.09.2024

Pregnancy at weeks 1 to 4

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/pregnancy-at-week-1-4

Ngày truy cập: 10.09.2024

Pregnancy – week by week

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-week-by-week

Ngày truy cập: 10.09.2024

Pregnancy Calendar – Week 1

http://kidshealth.org/parent/pregnancy_center/pregnancy_calendar/week1.html

Ngày truy cập: 10.09.2024

Common Tests During Pregnancy | Johns Hopkins Medicine

https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/common-tests-during-pregnancy#first

Ngày truy cập: 10.09.2024

Vaccinations During Pregnancy: What You Need and What To Avoid

https://health.clevelandclinic.org/vaccinations-during-pregnancy

Ngày truy cập: 10.09.2024

Phiên bản hiện tại

08/10/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Chuyên gia giải đáp: Thai nhi 4 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai 3 tuần tuổi phát triển thế nào? Kích thước bao nhiêu?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 08/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo