backup og meta

Viêm loét dạ dày khi mang thai gây khó chịu cho mẹ bầu

Viêm loét dạ dày khi mang thai gây khó chịu cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên tìm hiểu về cách viêm loét dạ dày khi mang thai để cảm thấy thoải mái hơn và không lo lắng về căn bệnh này quá mức.

Trong thai kỳ, nếu thường xuyên cảm thấy khó chịu trong dạ dày, buồn nôn, bạn có thể bị loét dạ dày rồi đấy. Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu qua về bệnh này nhé.

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày xảy ra khi niêm mạc ruột non hoặc niêm mạc dạ dày bị ăn mòn. Nguyên nhân bị ăn mòn là do axit và pepsin bên trong dạ dày. Ngoài bệnh viêm loét dạ dày, bạn còn có thể gặp phải một số rối loạn khác về đường tiêu hóa trong thời gian mang thai như:

  • Nôn và buồn nôn
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Bệnh viêm ruột

Buồn nôn và nôn là những triệu chứng thông thường của việc mang thai. Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng khá phổ biến. Ngược lại, bệnh viêm loét dạ dày thường ít khi xuất hiện và ít gây ra biến chứng.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm loét dạ dày. Thông thường là do sự mất cân bằng của dịch tiêu hóa trong dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, viêm loét dạ dày còn có thể do vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) gây ra.

Triệu chứng

Một số triệu chứng của viêm loét dạ dày khi mang thai:

  • Buồn nôn và nôn
  • Sưng phù
  • Ợ nóng
  • Đau nặng ở phần giữa hoặc phần trên bụng
  • Phân có màu tối hoặc màu đen do chảy máu
  • Sút cân

Chẩn đoán viêm loét dạ dày khi mang thai

Nội soi đường tiêu hóa trên là phương pháp để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày trong thai kỳ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng khi bạn có các triệu chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, nếu bạn gặp phải các biến chứng liên quan đến bệnh thì phương pháp này sẽ khá hữu ích.

Điều trị

viêm loét dạ dày khi mang thai

Nếu mắc phải viêm loét dạ dày khi mang thai, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn theo những cách sau:

  • Cho bạn dùng thuốc kháng axit vì những loại thuốc này khá an toàn đối với phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, các loại thuốc kháng axit có chứa bicarbonate sẽ không được sử dụng. Lý do loại thuốc này có thể gây hại cho cả mẹ và bé.
  • Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc kháng axit chứa magiê, canxi hoặc nhôm liều cao, nếu cần thiết. Thuốc kháng axit chứa magiê hoặc canxi không gây ra bất kỳ dị tật bẩm sinh nào cho bé.

Ngoài ra, bạn có thể dùng các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tự nhiên tại nhà để an toàn cho mẹ và bé.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày khi mang thai

1. Tránh một số thực phẩm nhất định

Nếu bạn bị loét dạ dày trong thời gian mang thai, hãy tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Thực phẩm giàu chất béo
  • Chocolate
  • Nước ép trái cây họ cam quýt
  • Caffeine
  • Bạc hà

2. Thuốc

Tránh sử dụng các loại  thuốc chống viêm không steroid hoặc NSAIDs vì chúng có hại cho cả mẹ và con.

3. Tránh uống rượu

Uống rượu trong thời gian này gây hại rất lớn cho thai nhi. Nếu bạn bị viêm loét dạ dày thì việc ngưng uống rượu là một điều cực kỳ cần thiết, vì thức uống có cồn sẽ làm tình trạng của hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.

4. Tránh khói thuốc lá

Khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển. Ngoài ra, nếu bạn bị loét dạ dày khi mang thai, hãy yêu cầu các thành viên nam trong gia đình bỏ thuốc lá ngay nếu để không phải trải qua những biến chứng “kinh khủng” về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Stomach Ulcer During Pregnancy – Causes, Symptoms, Diagnosis & Treatments http://www.momjunction.com/articles/peptic-ulcer-during-pregnancy_00372291/#gref ngày truy cập 06/02/2018

Stomach Ulcer During Pregnancy – Causes, Symptoms, Diagnosis & Treatments https://www.livingandloving.co.za/pregancy-blogs/handle-stomach-ulcer-pregnancy ngày truy cập 06/02/2018

Phiên bản hiện tại

15/11/2019

Tác giả: Bich Ngan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Tư vấn từ bác sĩ sản khoa


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 15/11/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo