backup og meta

Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?

Tiểu ra máu khi mang thai liệu có nguy hiểm cho mẹ và con?

Cũng giống như bất kỳ tình trạng lạ bất thường nào, tiểu ra máu khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng có thể xuất phát từ các nguyên nhân bình thường cho đến nghiêm trọng.

Trong thời gian bầu bí, phụ nữ thường rất quan tâm đến sức khỏe để kịp thời phát hiện tình trạng bất thường có thể xảy ra. Máu xuất hiện khi đi vệ sinh cũng không nằm ngoài mối bận tâm đó. Vậy nguyên nhân nào khiến mẹ bầu tiểu ra máu khi mang thai và cách điều trị là gì? Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này.

Nguyên nhân gây tiểu ra máu khi mang thai

Có nhiều lý để phụ nữ tiểu ra máu trong thời gian mang thai, từ những tình trạng nghiêm trọng như ung thư bàng quang đến các bệnh nhẹ hơn. Dưới đây là danh sách các nguyên nhân phổ biến khiến máu xuất hiện khi mẹ bầu đi vệ sinh:

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng bàng quang mạn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến máu xuất hiện trong nước tiểu.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai có nguy cao mắc phải tình trạng này. Khi tử cung phát triển và tăng dần kích thước thì cũng đồng thời cản trở sự thoát nước tiểu từ bàng quang, do đó gây nhiễm trùng dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu khi mang thai.

Sỏi thận và sỏi bàng quang

Tiểu ra máu khi mang thai đôi khi là kết quả của sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Nguyên nhân là do chất khoáng còn thừa tích tụ, từ đó tạo thành sỏi khiến mẹ bầu cảm thấy đau liên tục ở vùng bụng hoặc tiểu buốt kèm theo buồn nôn và ói mửa.

Rối loạn thận

Máu xuất hiện trong nước tiểu còn báo hiệu cho mẹ bầu về tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận.

Ung thư thận và ung thư bàng quang

Sự hiện diện của máu trong nước tiểu cũng có thể chỉ ra ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Tuy nhiên, bạn chỉ nên quan tâm khi đang ở ngưỡng cửa 40.

Ngoài ra, tình trạng tiểu ra máu khi mang thai còn đến từ một vài lý do khác như:

  • Áp lực của tử cung trên bàng quang
  • Nội tiết tố thay đổi
  • Chấn thương
  • Tiểu đường
  • Bệnh hoa liễu
  • Viêm vùng chậu.

Chẩn đoán tiểu ra máu khi mang thai

Nếu tình trạng tiểu ra máu khi mang thai diễn ra liên tục, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và kiểm tra càng sớm càng tốt. Khi chẩn đoán, bạn nên để ý đến chi tiết máu xuất hiện vào thời điểm nào trong lúc tiểu.

Nếu máu xuất hiện vào đầu thời gian đi tiểu, đây thường là dấu hiệu của bệnh lý trong niệu đạo. Nếu máu xuất hiện vào cuối thời gian đi tiểu thì sẽ đại diện cho tình trạng chảy máu ở cổ bàng quang. Máu trong suốt quá trình đi tiểu là dấu hiệu của bệnh hệ thống sinh dục. Lượng máu cũng rất quan trọng và nó thường ảnh hưởng đến màu nước tiểu. Máu trong nước tiểu là hậu quả của các bệnh tiềm ẩn, do đó chẩn đoán nhằm giúp mẹ bầu xác định nguyên nhân cũng như tìm ra phương hướng trị bệnh.

Điều trị tiểu ra máu khi mang thai

Việc điều trị phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán. Mặt khác, nếu mẹ bầu có bệnh lý về thận hoặc các tình trạng khác, bạn sẽ cần nhập viện để theo dõi. Đối với các nguyên nhân sinh lý, bác sĩ thường đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh nhất có thể.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Blood in Urine (Hematuria) https://www.webmd.com/digestive-disorders/blood-in-urine-causes#1 ngày truy cập 31/05/2018

Blood In The Urine During Pregnancy http://infobaby.org/blood-in-the-urine-during-pregnancy/ ngày truy cập 31/05/2018

Phiên bản hiện tại

06/07/2018

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn

Mẹ bầu dùng thuốc kháng sinh: Các nhóm thuốc nào là an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 06/07/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo