backup og meta

Suy giáp trong thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Suy giáp trong thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Suy giáp trong thai kỳ có thể gây ra những biến chứng rất nghiêm trọng, bao gồm cả sảy thai. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những thông tin về suy giáp khi mang thai là điều hết sức quan trọng. 

Mẹ bầu bị suy giáp là một tình trạng phổ biến. Suy giáp nhẹ đôi khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nào hoặc thường dễ nhầm lẫn với các biểu hiện thông thường trong thai kỳ. Thế nhưng, sự thật là nếu mẹ không chú ý và để suy giáp kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Để hạn chế rủi ro, việc tìm hiểu những thông tin về bệnh và sớm đi khám là điều cần thiết.

Nguyên nhân gây suy giáp trong thai kỳ

Tình trạng giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu sẽ gây ra suy giáp. Khi đó, chức năng của tuyến giáp sẽ bị rối loạn không phóng thích ra đủ hormone tuyến giáp. Các nguyên nhân khác bao gồm cắt tuyến giáp, xạ trị, dùng thuốc, bệnh tuyến yên. Bướu cổ, thiếu i-ốt cũng được cho là những nguyên nhân chính gây bệnh suy giáp.

Đối với mẹ bầu, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra suy giáp khi mang thai là do rối loạn tự miễn dịch hay còn gọi là viêm tuyến giáp Hashimoto. Trong đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công tuyến giáp, làm cản trở hoạt động hormone tuyến giáp, gây viêm và tổn thương khiến nó ít có khả năng tạo ra hormone tuyến giáp.

Các triệu chứng của suy giáp ở mẹ bầu

triệu chứng suy giáp trong thai kỳ

Suy giáp trong thai kỳ là một tình trạng phổ biến và có thể bỏ sót nếu triệu chứng biểu hiện mờ nhạt. Tuy nhiên, các triệu chứng sau đây thường được phát hiện ở phần lớn bệnh nhân:

  • Mặt sưng phồng lên;
  • Da căng ra;
  • Cực kỳ mệt mỏi;
  • Mạch chậm;
  • Chịu lạnh kém;
  • Tăng cân;
  • Đau quặn bụng;
  • Khó chịu ở bụng ;
  • Tập trung kém;
  • Chuột rút cơ bắp;
  • Hội chứng ống cổ tay (ngứa ran hoặc đau tay);
  • Thay đổi da và tóc, bao gồm cả da khô và rụng lông mày;
  • Tăng nồng độ TST và giảm nồng độ T4.

Ảnh hưởng của suy giáp đối với thai kỳ

Suy giáp trong thai kỳ thường làm cho phụ nữ mang thai kém năng động, buồn ngủ cả ngày. Suy giáp không được điều trị trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến:

Vì hormone tuyến giáp rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé, nên chứng suy giáp không được điều trị – đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên – có thể gây ra chỉ số IQ thấp và các vấn đề về phát triển bình thường.

Chẩn đoán và điều trị suy giáp khi mang thai

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ xem xét các triệu chứng suy giáp và đề xuất làm một số xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp của mẹ bầu. Bác sĩ cũng có thể tìm kiếm các kháng thể nhất định trong máu của bạn để xem liệu bệnh Hashimoto có gây ra chứng suy giáp của bạn hay không. 

Điều trị suy giáp trong thai kỳ

điều trị suy giáp trong thai kỳ

Điều trị suy giáp bằng cách thay thế hormone mà tuyến giáp của bạn không thể tạo ra nữa là phương pháp chính. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn levothyroxine, một loại thuốc nội tiết tố tuyến giáp giống như T4, một trong những hormone tuyến giáp thường tạo ra. Levothyroxine an toàn cho thai nhi và đặc biệt quan trọng cho đến khi em bé có thể tự tạo ra hormone tuyến giáp của mình.

Ngoài T4 thì tuyến giáp của bạn còn tạo ra loại hormone thứ hai là T3. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bất kỳ T3 nào mà não của bé cần đều được tạo ra từ T4. Mặc dù T3 có trong rất nhiều loại thuốc tuyến giáp được sản xuất từ ​​tuyến giáp động vật, chẳng hạn như Armor Thyroid, nhưng thực chất không giúp ích cho sự phát triển não bộ của bé. Những loại thuốc này chứa quá nhiều T3, không đủ T4 và không được khuyên dùng trong thai kỳ.

Các chuyên gia khuyến cáo chỉ sử dụng levothyroxine (T4) khi bạn đang mang thai. Ngoài ra, một số phụ nữ bị suy giáp cận lâm sàng, một dạng bệnh nhẹ không có triệu chứng rõ ràng, có thể không cần điều trị.

Trong trường hợp bạn bị suy giáp trước khi mang thai và đang dùng levothyroxine, bạn có thể cần phải tăng liều. Hầu hết các bác sĩ chuyên khoa tuyến giáp đều khuyên bạn nên dùng thêm hai liều thuốc tuyến giáp mỗi tuần ngay khi có thai. Song song đó, bác sĩ rất có thể sẽ kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp của bạn từ 4 đến 6 tuần một lần trong nửa đầu thai kỳ và ít nhất một lần sau 30 tuần. Điều này nhằm đảm bảo rằng mẹ bầu có chức năng tuyến giáp bình thường trong suốt thai kỳ. Ngay sau khi sinh con, mẹ bầu có thể quay lại dùng levothyroxine với liều lượng mà trước khi mang thai đang dùng.

Lưu ý rằng vitamin trước khi sinh có chứa sắt và canxi có thể làm giảm sự hấp thu hormone tuyến giáp từ đường tiêu hóa. Do đó, không nên uống levothyroxine và các vitamin trước khi sinh cùng một lúc và nên cách nhau ít nhất 4 giờ.

Có thể bạn quan tâm: Suy giáp ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như thế nào?

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Thyroid During Pregnancy – Everything You Need To Know

http://www.momjunction.com/articles/thyroid-pregnancy-everything-need-know_0076025/?ref=hotpickssidebar Ngày truy cập 15/4/2017

The thyroid and pregnancy http://www.thyroidawareness.com/the-thyroid-and-pregnancy Ngày truy cập 15/04/2017

Thyroid Disease & Pregnancy

https://www.niddk.nih.gov/health-information/endocrine-diseases/pregnancy-thyroid-disease#:~:text=The%20thyroid%20enlarges%20slightly%20in,both%20pregnancy%20and%20thyroid%20disorders. Truy cập ngày 23/05/2022

Hypothyroidism in Pregnancy

https://www.thyroid.org/hypothyroidism-in-pregnancy/ Truy cập ngày 23/05/2022

Hypothyroidism and Pregnancy

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/staying-healthy-during-pregnancy/hypothyroidism-and-pregnancy#:~:text=Hypothyroidism%20is%20a%20condition%20marked,menstruation%20are%20common%20to%20both. Truy cập ngày 23/05/2022

Hypothyroidism and Pregnancy: What Should I Know?

https://www.reproductivefacts.org/news-and-publications/patient-fact-sheets-and-booklets/documents/fact-sheets-and-info-booklets/hypothyroidism-and-pregnancy-what-should-i-know/ Truy cập ngày 23/05/2022

Hypothyroidism and Pregnancy

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=hypothyroidism-and-pregnancy-85-P00426 Truy cập ngày 23/05/2022

Phiên bản hiện tại

23/05/2022

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Cận cảnh dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày

Mắc bệnh cường giáp có thai được không? Phụ nữ cần biết gì về cường giáp?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 23/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo