backup og meta

Tiết lộ 12 giải pháp phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả cho mẹ bầu

Tiết lộ 12 giải pháp phòng ngừa tiền sản giật hiệu quả cho mẹ bầu

Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiền sản giật giúp mẹ bầu phần nào tránh được nguy cơ phải đối mặt với biến chứng thai kỳ nguy hiểm này. 

Các chuyên gia sức khỏe ước tính có khoảng 6 – 8% phụ nữ mang thai bị tiền sản giật. Bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc phải bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Trong bài viết này, Hello Bacsi giới thiệu đến bạn 12 biện pháp phòng ngừa tiền sản giật.

Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện nửa sau thai kỳ (khoảng sau tuần thai thứ 20). Đây là một biến chứng thai kỳ nguy hiểm do huyết áp tăng cao và một số cơ quan như thận bị tổn thương.

Huyết áp của mẹ bầu được cho là cao khi có chỉ số huyết áp ≥ 140/90mmHg. Huyết áp cao là một dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật, tuy nhiên huyết áp tăng nhẹ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo.

Việc mẹ bầu bị tiền sản giật nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến sản giật gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Có thể bạn quan tâm: Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?

Mách mẹ bầu 12 biện pháp giúp phòng ngừa tiền sản giật

Để có thể hạn chế nguy cơ bị tiền sản giật, mẹ bầu nên thực hiện các biện pháp dưới đây:

1. Tập thể dục thường xuyên

Mẹ bầu thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Những lợi ích bao gồm: duy trì cân nặng khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch, giảm viêm, thúc đẩy cơ thể chống lại căng thẳng, có một thai kỳ khỏe mạnh, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng thai kỳ, trong đó có tiền sản giật.

2. Ngăn ngừa mất nước

Ngoài việc uống đủ nước (khoảng 8 ly/ngày), mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ các thức uống chứa caffeine, rượu bia. Nguyên do là các loại thức uống này làm tăng số lần đi tiểu, có thể gây mất nước.

3. Ngủ đủ giấc

Mỗi ngày, mẹ bầu nên ngủ từ 8 giờ trở lên. Ngoài ra, bạn nên tranh thủ chợp mắt vào buổi trưa để cơ thể và đầu óc được thư giãn.

4. Khám thai định kỳ

khám phòng ngừa tiền sản giật

Mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ hoặc đi khám ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường (đau bụng dữ dội, mắt mờ, thở nhanh, mệt mỏi quá mức…) để kịp thời phát hiện bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.

Thông thường, mỗi khi bạn khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra huyết áp, xét nghiệm protein trong nước tiểu, xét nghiệm máu… để đánh giá xem bạn có nguy cơ bị tiền sản giật hay không.

Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc hội chứng HELLP, tiền sản giật hoặc một số rối loạn tăng huyết áp khác, bạn nên cho bác sĩ biết để được theo dõi huyết áp và nước tiểu trong suốt thai kỳ.

5. Có chế độ ăn uống lành mạnh

Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân dẫn đến tiền sản giật. Để ngăn ngừa huyết áp cao, bạn nên ăn nhạt, ăn nhiều thực phẩm giàu kali, tránh dùng kali ở dạng bổ sung.

Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ quả tươi nhằm giúp cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu cùng lượng chất điện giải cao, bao gồm cả kali. Bơ, chuối, khoai lang, dưa chuột… là những thực phẩm mà bạn nên ưu tiên để ngăn ngừa tiền sản giật.

6. Cách phòng tránh tiền sản giật: Mẹ cần duy trì cân nặng khỏe mạnh

Tình trạng thừa cân, béo phì không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hormone và sự trao đổi chất của mẹ bầu mà còn có thể làm nặng thêm tình trạng viêm. Tất cả những điều này có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ thuyên tắc phổi (PE), một trong nhưng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu.

Để có một thai kỳ khỏe mạnh, điều quan trọng là bạn phải có trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Do đó, trước khi thụ thai và trong thời gian mang thai, bạn nên ăn thực phẩm bổ dưỡng và có chế động vận động thể chất phù hợp để có một vóc dáng cân đối.

7. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng nguy hiểm

Giữ nước (phù), huyết áp cao và thừa protein trong nước tiểu là một số dấu hiệu tiền sản giật mà bạn phải hết sức lưu ý.

8. Vitamin D

Mỗi ngày, bạn hãy đảm bảo dành khoảng 20 phút hoạt động ngoài trời để cơ thể duy trì được mức vitamin D cần thiết.

Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ sản khoa để được bổ sung vitamin D nếu cần thiết.

9. Bổ sung các vitamin, khoáng chất thiết yếu cho cơ thể

Bị tiền sản giật nên ăn gì? hoặc cần bổ sung gì? cũng là vấn đề được quan tâm. Để bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, mẹ bầu có thể uống viên bổ sung vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi…

Đối với sức khỏe mẹ bầu, các vitamin nhóm B rất quan trọng giúp tăng khả năng sinh sản và thoát khỏi tình trạng ốm nghén. Trong khi đó, trái cây họ cam quýt là một nguồn giàu vitamin C và E, giúp tăng sức đề kháng…

10. Dùng các loại thảo mộc

uống trà phòng ngừa tiền sản giật

Tỏi, chiết xuất hạt nho, lá mâm xôi, rau mùi tây, hoa hướng dương, sơn tra (quả táo gai)… là những thảo mộc giúp ngăn ngừa tiền sản giật hiệu quả.

Bạn có thể dùng chúng làm trà thảo mộc hoặc làm nguyên liệu cho một số món ăn, bánh. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng cũng như cách thức sử dụng để đảm bảo an toàn.

11. Khám răng

Nhiều chuyên gia đã nghi ngờ rằng tình trạng nướu bị chảy máu khi mang thai và các vấn đề răng miệng khác có thể có mối liên quan đến tiền sản giật. Nếu gặp các vấn đề răng miệng trước và  trong thời gian mang thai, bạn nên điều trị dứt điểm.

Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, bạn nên đánh răng thường xuyên nhằm loại bỏ các vi khuẩn gây nên những vấn đề về răng miệng.

12. Tắm muối (muối Epsom)

Ngâm mình trong bồn tắm có muối Epsom không chỉ bổ sung magiê, tốt cho làn da mà còn giúp giảm căng thẳng khi mang thai.

Rau lá xanh, các loại hạt tốt cho bà bầu, quả hạch, các loại đậu, cá, bơ… là những thực phẩm giàu magiê mà mẹ bầu nên thêm vào chế độ ăn.

Tiền sản giật khá phổ biến ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Do đó, bạn nên đi tuân thủ lịch khám thai một cách nghiêm ngặt, đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường, duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, mẹ bầu không nên sử dụng rượu bia, hạn chế tối đa thức uống có caffeine.

Lan Quan/HELLO BACSI 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

11 Ways To Prevent Preeclampsia During Pregnancy https://parentinghealthybabies.com/ways-prevent-preeclampsia-pregnancy/amp/ Ngày truy cập 17/12/2019

Preeclampsia  https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/preeclampsia/symptoms-causes/syc-20355745 Ngày truy cập 17/12/2019

Preeclampsia https://www.healthline.com/health/preeclampsia Ngày truy cập 05/10/2019

Ngày truy cập 17/12/2019

Preeclampsia

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17952-preeclampsia Truy cập ngày 09/08/2022

Preeclampsia

https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/pregnancy-complications/preeclampsia/ Truy cập ngày 09/08/2022

Preeclampsia

https://www.nhs.uk/conditions/pre-eclampsia/ Truy cập ngày 09/08/2022

Phiên bản hiện tại

09/08/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Top những thực phẩm cho mẹ sau sinh giúp mẹ khỏe bé lớn nhanh

Xét nghiệm tiền sản giật: Cần thực hiện khi nào để có thai kỳ an toàn?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 09/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo