Hiện trên thị trường có rất nhiều chủng loại mì từ vài nghìn đến vài chục nghìn với hương vị đa dạng, cách chế biến cũng khác nhau như những sản phẩm cần chế biến trên bếp (như sợi mì không chiên), những loại chỉ cần chế nước sôi hay cả những loại sử dụng theo cách xào, trộn… Nhìn chung, dù chọn loại mì nào thì một lưu ý cho mẹ bầu là nên chế biến mì theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất để có một tô mì hấp dẫn với hương vị đặc trưng riêng của món ăn. Nguyên nhân là bởi các gói mì đã trải qua việc nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình sản xuất để có thể đưa ra hướng dẫn sử dụng đến người tiêu dùng.
Sử dụng lượng muối phù hợp với tình trạng cơ thể
Trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu chỉ nên tiêu thụ một lượng muối vừa phải, tối đa khoảng 5,75g mỗi ngày. Việc bà bầu ăn quá nhiều muối có thể gây cao huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và các biến chứng sản khoa, chẳng hạn như tiền sản giật [3], [4]. Do đó, khi ăn mì, tùy thuộc vào lượng muối mà mẹ bầu đã tiêu thụ trong ngày mà có thể gia giảm cho phù hợp. Trong một số trường hợp mẹ bầu có các vấn đề về sức khỏe như đái tháo đường, cao huyết áp, bệnh thận… thì cần chú ý dùng ít muối hơn (tối đa chỉ khoảng 3,75g) để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé [3].
Ăn mì gói cùng các loại rau củ và các thực phẩm giàu đạm
Để giúp món mì gói thêm dinh dưỡng, khi chế biến, mẹ cần cho thêm một số thực phẩm như rau củ, thịt, hải sản… Cụ thể, mẹ bầu có thể ăn mì gói cùng cà rốt, ớt chuông, bông cải, cà chua… để bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất. Cùng với đó là thịt, hải sản, đậu hũ… để bổ sung đạm nhằm giúp bữa ăn thêm cân bằng dinh dưỡng [5]. Tuy nhiên, khi thêm các thực phẩm này, mẹ đừng quên nấu thật kỹ để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các nhiễm trùng liên quan đến thực phẩm nhé!
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!