backup og meta

Nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ - Phương pháp nào là “uy tín”?

Nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ - Phương pháp nào là “uy tín”?

Nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ không còn là kiến thức, thông tin quá mới nhưng lại luôn gây “mơ hồ” cho các mẹ lần đầu mang thai. Nhiều mẹ có thể nghĩ rằng việc giúp con phát triển trí thông minh từ khi chưa chào đời là điều gì đó rất “ảo”. Tuy nhiên, sự thật là có những phương pháp rất khoa học và rõ ràng, giúp bạn thuận lợi đạt mục tiêu nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ. 

Mẹ có biết não bộ của bé phát triển trong bụng mẹ từ rất sớm?

Trong giai đoạn mới mang thai, não của bé đã bắt đầu phát triển vào khoảng tuần thứ 3 của thai kỳ [1]. Đến tuần thứ 6, những kết nối thần kinh hình thành sớm đã giúp bé có những chuyển động đầu tiên trong bụng mẹ. Vào cuối tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu), các chuyển động của thai nhi thường phong phú hơn nhưng hiển nhiên là hầu hết mẹ bầu đều chưa thể cảm nhận được [2]. 

Qua tam cá nguyệt thứ hai (3 tháng giữa), đây là giai đoạn đánh dấu sự khởi đầu của các phản xạ quan trọng được kiểm soát bởi thân não như các cơn co thắt của cơ hoành – cơ ngực, phản xạ phối hợp giữa bú và nuốt… Bên cạnh đó, thân não còn chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng quan trọng khác như nhịp tim, nhịp thở và huyết áp. Phần lớn các hoạt động của não được hoàn thiện vào cuối tam cá nguyệt thứ hai để giúp trẻ có thể sống bên ngoài bụng mẹ [2].

phát triển trí não cho bé

Đến với tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ), đây là giai đoạn mà vỏ não trưởng thành và chịu trách nhiệm cho các chức năng quan trọng như trải nghiệm có ý thức, hành vi có chủ ý, suy nghĩ, ghi nhớ và cảm giác. Lúc này, trẻ sơ sinh bắt đầu có những khả năng học tập đơn giản như làm quen với một kích thích về thính giác lặp đi lặp lại, phản ứng với mùi quen thuộc hoặc âm thanh… [2].  

Điểm “mấu chốt” đó là não bộ của trẻ không chỉ phát triển rất sớm mà còn phát triển rất nhanh và mạnh mẽ trong 1000 ngày đầu đời, giai đoạn bắt đầu từ khi mang thai và kéo dài đến 2 năm đầu tiên sau sinh [3]. Thời gian mang thai cũng là một phần của giai đoạn này. Vì vậy, nếu “bắt tay” vào việc chăm chút dinh dưỡng kết hợp cùng nhiều phương pháp chăm sóc khác ngay từ sớm, mẹ hoàn toàn có thể tiến gần đến mục tiêu của việc nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, để bé phát triển và thông minh từ trong bụng mẹ thông qua chăm sóc dinh dưỡng thì không phải cứ bổ sung nhiều chất với hàm lượng cao là tốt. Thay vào đó, mẹ bầu sẽ cần công thức dinh dưỡng vừa đủ chất cần thiết vừa đảm bảo hàm lượng cân bằng cho cả mẹ và bé.

Nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ với phương pháp khoa học, uy tín

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý trong thai kỳ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nhưng dinh dưỡng là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt. Vì vậy, khi xây dựng chế độ ăn uống trong thai kỳ, mẹ hãy ưu tiên bổ sung các dưỡng chất cần thiết đối với phát triển não bộ của bé như:

  • DHA, Lutein và vitamin E tự nhiên: Đây là những chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của não bộ và thị giác. Nhiều mẹ nghĩ rằng chỉ cần bổ sung DHA là đủ, nhưng bên cạnh DHA thì Lutein và vitamin E cũng là những dưỡng chất rất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ. Việc kết hợp bổ sung 3 dưỡng chất này sẽ giúp bé hấp thụ DHA tốt hơn so với việc chỉ bổ sung một mình DHA, từ đó tăng kết nối não bộ giúp trẻ thông minh hơn [4], [5], [6]
  • Axit folic (vitamin B9): Một loại vitamin cần bổ sung trong thai kỳ để ngăn ngừa các khuyết tật về ống thần kinh hoặc các bất thường về não bộ. Mẹ có thể bổ sung axit folic qua các loại rau lá xanh, trái cây họ cam quýt, chuối, đậu… [3]
  • Vitamin B12: Dưỡng chất được phát hiện là có liên quan đến khả năng nhận thức [3], [7]. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung vitamin B12 qua các thực phẩm như thịt heo, thịt gia cầm, cá, trứng, sữa…
  • Choline: Chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển trí não. Một nghiên cứu cho thấy mẹ bầu được bổ sung đủ choline sẽ giúp em bé đạt được lợi ích lâu dài về nhận thức. Các nguồn cung cấp choline chủ yếu là qua thịt gia cầm, trứng, sữa… [3]
  • Sắt: Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng phổ biến và có thể gây ra tiền sản giật, sinh non… cho mẹ bầu nên cần được phòng ngừa [3]. Ngoài ra, chất sắt cũng có tầm quan trọng đối với việc tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, quá trình myelin hóa… [5] Vì vậy, để ngăn ngừa thiếu sắt và hỗ trợ con phát triển trí não, mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ sắt qua một số thực phẩm như các loại rau lá xanh đậm, thịt, đậu, ngũ cốc, các loại hạt… [3]

Hiện vì muốn con thông minh mà nhiều mẹ có xu hướng dùng thêm nhiều loại viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất khác nhau. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý là ngoài việc bổ sung gì thì mẹ cũng cần quan tâm đến tỷ lệ và hàm lượng dưỡng chất bởi không phải cứ bổ sung nhiều là tốt. Đặc biệt, khi dùng, mẹ phải tham khảo thêm ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về cách phối hợp các loại viên uống với nhau hoặc với thực phẩm để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Bên cạnh việc dùng viên uống bổ sung vitamin, mẹ có thể bổ sung các dưỡng chất giúp bé phát triển não bộ thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Nếu không chắc mình đã ăn uống đầy đủ hay chưa thì có thể tìm hiểu và tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc dùng thêm các thực phẩm bổ sung hoặc các loại sữa được thiết kế dành riêng cho phụ nữ mang thai. 

Hiện các sản phẩm sữa bầu uy tín không chỉ có đầy đủ các vitamin, khoáng chất theo tỷ lệ cân đối, phù hợp cho sức khỏe và sự phát triển của bé, điển hình là hệ dưỡng chất cần cho não bộ của bé bao gồm DHA, Lutein, vitamin E tự nhiên, Cholin, Acid folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu mẹ cần trong suốt thai kỳ, mà còn được chứng minh lâm sàng giúp trẻ tăng tỷ lệ trẻ đạt chuẩn sau sinh về chu vi vòng đầu, cân nặng, chiều dài. Bên cạnh đó, những loại sữa này còn có công thức ít béo, ít ngọt, giúp mẹ không cân tăng cân hơn sau sinh.

Tương tác với em bé trong bụng mẹ

ăn gì để con thông minh

Trên thực tế, mẹ có thể cảm thấy không tự tin với việc trò chuyện cùng em bé trong bụng. Thế nhưng, lời khuyên là cả mẹ và bố nên “chăm” tương tác với con hơn dù chưa thật sự nhìn thấy bé yêu. Một em bé từ 16 tuần tuổi hoặc sớm hơn đã có thể nghe thấy giọng nói của bạn rõ ràng. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nói chuyện hoặc cũng có thể hát, đọc sách cho bé nghe. Điều này không chỉ giúp bé làm quen với giọng nói của ba mẹ, cảm thấy an toàn… mà còn tạo ra hormone hạnh phúc khuyến khích trí não của con phát triển từ trong bụng mẹ [8], [9].

Sự kết nối giữa mẹ và bé trong thai kỳ là rất chặt chẽ, bao gồm cả việc mẹ truyền dinh dưỡng cho bé qua nhau thai. Vì vậy, bất kỳ nguồn dinh dưỡng nào mẹ đưa vào cơ thể đều liên quan đến cả mẹ và bé chứ không phải “chỉ vào con không vào mẹ” như những thông tin truyền miệng. Như đã đề cập, nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ thông qua chăm sóc dinh dưỡng là rất quan trọng nên mẹ hãy ưu tiên nguồn sữa bầu đã được chứng minh khoa học giúp trẻ phát triển não bộ tối ưu.

Tập thể dục cho mẹ bầu

Hoạt động thể chất là một phần quan trọng của lối sống lành mạnh. Một nghiên cứu đã xác định mối liên hệ giữa hoạt động thể chất ở phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai với sự phát triển vỏ não của trẻ sơ sinh. Kết quả cho thấy mức độ hoạt động của người mẹ cao hơn thì độ dày vỏ não của thai nhi cũng lớn hơn [10]. Điều này chứng minh hoạt động thể chất khi mang thai có thể đem đến lợi ích cho sự phát triển trí não của bé]. Vì vậy, nếu đang có một thai kỳ khỏe mạnh, không biến chứng thì mẹ cũng nên “ưu ái” việc tập thể dục hơn để nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ.

Kiểm soát căng thẳng, lo lắng khi mang thai

Huyết áp tăng cao, nhịp tim nhanh, khó ngủ, khó tập trung… là những dấu hiệu cảnh báo mẹ đang căng thẳng, lo lắng một cách mất kiểm soát. Khi mẹ bầu chịu căng thẳng dữ dội hoặc kéo dài, nồng độ hormone căng thẳng cortisol có thể làm gián đoạn sự phát triển não bộ của thai nhi [11]. Vì vậy, để hỗ trợ con phát triển trí não tốt nhất, ngoài chăm sóc sức khỏe thể chất, mẹ bầu cũng cần chăm sóc sức khỏe về tinh thần thông qua các hoạt động như tắm nước ấm, massage, nghe nhạc, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi khi cần, trò chuyện, tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy [12].

Các phương pháp nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ thực chất không quá xa rời những điều mẹ thường làm để chăm sóc sức khỏe thai kỳ. Thêm vào đó, các yếu tố về dinh dưỡng, vận động, thư giãn khi mang thai đều có thể bổ trợ cho nhau nên cần có sự kết hợp đồng thời, hợp lý để bé yêu được nuôi dưỡng và phát triển tốt nhất.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. The Brain before Birth: Using fMRI to Explore the Secrets of Fetal Neurodevelopment https://ehp.niehs.nih.gov/doi/10.1289/ehp2268#:~:text=By%20the%20ninth%20week%2C%20the,changes%20at%20the%20cellular%20level. Truy cập ngày 23/11/2023

2. When Does the Fetus’s Brain Begin to Work? https://www.zerotothree.org/resource/when-does-the-fetuss-brain-begin-to-work/ Truy cập ngày 23/11/2023

3. Pregnancy https://foodforthebrain.org/pregnancy/ Truy cập ngày 23/11/2023

4. Role of lutein and zeaxanthin in visual and cognitive function throughout the lifespan

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25109868/ Truy cập ngày 18/11/2024

5. Lutein accumulates in subcellular membranes of brain regions in adult rhesus macaques: Relationship to DHA oxidation products

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC5648219/ Truy cập ngày 18/11/2024

6. Vitamin E function and requirements in relation to PUFA

https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4594047/#:~:text=In%20recent%20years%2C%20a%20different,of%20DHA%20from%20oxidative%20damage. Truy cập ngày 18/11/2024

7. Vitamin B12, cognition, and brain MRI measures https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3179651/ Truy cập ngày 23/11/2023

8 . Bonding with your baby starts during pregnancy https://cypf.berkshirehealthcare.nhs.uk/blog/posts/2021/june-2021/bonding-with-your-baby-starts-during-pregnancy/ Truy cập ngày 23/11/2023

9 . Attachment and bonding during pregnancy https://www.nhsinform.scot/ready-steady-baby/pregnancy/relationships-and-wellbeing-in-pregnancy/attachment-and-bonding-during-pregnancy/ Truy cập ngày 23/11/2023

10 . Mother’s physical activity during pregnancy and newborn’s brain cortical development https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnhum.2022.943341/full Truy cập ngày 23/11/2023

11 . Prenatal stress can program a child’s brain for later health issues https://www.heart.org/en/news/2021/05/06/prenatal-stress-can-program-a-childs-brain-for-later-health-issues Truy cập ngày 23/11/2023

12 . 10 tips to relax in pregnancy https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/mental-wellbeing/10-tips-relax-pregnancy Truy cập ngày 23/11/2023

13 . Khi bổ sung Similac Mom cho bà mẹ từ 8-11 tuần trước khi sinh. Tran Thi Thuy Nga. Nghiên cứu can thiệp hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tháng 09/2016.

Phiên bản hiện tại

20/11/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Tăng cường miễn dịch - Giải pháp “vàng” giúp trẻ giảm ốm vặt

Lấp đầy khoảng trống miễn dịch cho trẻ trong những năm đầu đời: Mẹ nên làm gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo