backup og meta
Chuyên mục
Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Những cú đạp của thai nhi cho thấy con phát triển khỏe mạnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 28/06/2018

    Những cú đạp của thai nhi cho thấy con phát triển khỏe mạnh

    Lần đầu cảm nhận được những cú đạp của thai nhi trong bụng sẽ là kỷ niệm không thể nào quên đối với mẹ bầu. Bên cạnh đó, hành động này còn giúp bạn biết thêm về tình trạng sức khỏe của con yêu đấy.

    Một trong những cảm giác tuyệt vời khi làm mẹ là giây phút cảm nhận được sự phát triển của bé con khi di chuyển trong bụng bạn và có thể còn đặc biệt hơn khi biết rằng những cú đạp của thai nhi này lại có ích cho sự phát triển của trẻ nữa. Hành động đó không chỉ giúp con yêu duỗi rộng tay chân hay nói lời chào với thế giới bên ngoài mà còn hỗ trợ hình thành, tăng cường sự phát triển hệ cơ, xương, khớp của bé.

    1. Cú đạp của thai nhi có lợi cho sự phát triển của hệ xương

    Nghiên cứu được đặng trên trang Journal of the Royal Society ghi nhận được cách bào thai chuyển động và phát triển trong tử cung. Những gì các nhà khoa học phát hiện đều khiến mọi người kinh ngạc:

  • Vào tuần thứ 20 – 30, những cú đạp đã trở nên mạnh mẽ hơn: Theo kết quả chụp MRI ở bào thai trong các tuần từ 20 – 30, sự di chuyển dần mạnh mẽ hơn.
  • Sức chịu đựng của khớp ở trẻ phụ thuộc vào độ mạnh của những cú đạp: Các nhà khoa học tiến hành đo lượng sức mạnh của các cú đá và khả năng chịu đựng cũng như sức căng của xương khớp ở bào thai.
  • Những cú đạp của thai nhi giảm dần vào khoảng tuần thứ 35 trong tử cung: Các nhà nghiên cứu phát hiện các lần đá chân đã sẽ giảm vào tuần thai thứ 35. Lý giải cho điều này là vì không gian trong tử cung đã không đủ cho trẻ cử động hay đấm đá nữa.
  • Áp lực lên xương vẫn tăng cùng với sự phát triển của con: Tuy nhiên, áp lực tác động lên xương và khớp chân vẫn tiếp tục tăng. Điều này giúp bé tiếp tục phát triển ổn định.
  • Cử động để phát triển trong tử cung: Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển động lên sự phát triển của bào thai. Đây là lý do vì sao nhiều trẻ sinh non thường có bất thường về xương và khớp.
  • Cách bé con di chuyển trước sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi lớn lên: Cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định rõ ràng mối liên hệ giữa sự chuyển động của bào thai và sức khỏe về xương của trẻ như bệnh viêm xương khớp.
  • 2. Bạn có thể kích thích những cú đạp của thai nhi

    cú đạp của thai nhi

    Mẹ bầu có thể khuyến khích thai nhi di chuyển, ngọ nguậy hoặc thậm chí đá vào bụng mình bằng cách:

    Nằm xuống

    Hãy nằm nghiêng bên trái, tập trung và cảm nhận sự di chuyển của bé con trong 2 giờ. Bạn sẽ cảm thấy thai nhi di chuyển ít nhất là 10 lần. Nếu không đủ số lần, mẹ bầu nên đến bác sĩ khám nhé.

    Ăn hoặc uống

    Uống một chút nước cam hay sữa sẽ đánh thức thai nhi trong bụng. Ăn nhẹ cũng có tác dụng tương tự. Điều này kích thích sự trao đổi chất, tăng cường sự chuyển động của bé.

    Nghe nhạc

    Tương tự với cách hát ru để con ngủ, bạn cũng có thể đánh thức và khiến bé di chuyển bằng những âm thanh khác. Bài nhạc có thể không cần quá to và sôi động, chỉ cần đủ để kích thích khả năng nghe của bé và từ đó nuôi dưỡng niềm yêu thích với âm nhạc và nhảy nhót ở trẻ.

    3. Đừng lo lắng nếu bạn khác biệt

    Hãy thư giãn nào! Việc di chuyển của bào thai khác nhau với mỗi cá nhân và với mỗi lần mang thai. Vì thế, không cần phải tạo áp lực cho bản thân nếu bạn không cảm nhận giống như nhiều mẹ bầu khác nhé. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn nghi ngờ và lo lắng về bé con của mình.

    4. Bạn có nên lo lắng nếu bé con hiếm khi đá?

    Khi 15 tuần tuổi, bé sẽ bắt đầu di chuyển cơ thể cũng như tay chân của mình. Hầu hết mẹ bầu đều không cảm nhận được sự chuyển động của bé trong giai đoạn này. Nhưng trong khoảng tuần từ 16 – 25, bạn đã có thể cảm nhận được những xung động tuyệt vời khi bé phát triển trong bụng mình.

    Cảm nhận những cú đá trong bụng có thể giúp bạn an tâm rằng bé vẫn lanh lợi và khỏe mạnh. Vì vậy, khi bé không cử động nhiều, mẹ bầu có thể sẽ lo lắng. Sự chuyển động của bé như đá chân, ngọ nguậy, cuộn người trong suốt thai kỳ sẽ khác nhau.

    5. Lưu ý khi theo dõi những cú đạp của thai nhi

  • Bạn nên đến bác sĩ khám nếu sự chuyển động của bé giảm đáng kể.
  • Bạn nên lưu ý: Bé cũng cần ngủ khi ở trong bụng mẹ nhưng giấc ngủ thường không kéo dài hơn 90 phút.
  • Chuyển động của bào thai thường tăng sau 32 tuần và có cùng một dạng chuyển động.
  • Mẹ cần phải cảm nhận những cú đá của trẻ cho đến khi lâm bồn.
  • Mang thai là một trải nghiệm thú vị nhưng đồng thời cũng là khoảng thời gian nhiều lo lắng với các mẹ. Vì thế, nếu băn khoăn lo lắng về vấn đề nào đó, bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Thanh Thảo · Ngày cập nhật: 28/06/2018

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo