Khi biết mình mang thai, nhiều người rất vui và hạnh phúc, nhưng một số người lại có nỗi sợ hãi khi mang thai. Hãy vượt qua nó với các cách của Hello Bacsi.
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Khi biết mình mang thai, nhiều người rất vui và hạnh phúc, nhưng một số người lại có nỗi sợ hãi khi mang thai. Hãy vượt qua nó với các cách của Hello Bacsi.
Hội chứng tâm lý sợ sinh con (tokophobia) là sự sợ hãi trải qua trong thời kỳ mang thai. Đây là một vấn đề tâm lý xảy ra ở một số phụ nữ khi họ biết rằng mình mang thai. Những lo ngại này không chỉ giới hạn ở phụ nữ lần đầu làm mẹ mà còn xuất hiện ở người mang thai lần thứ hai, ba. Đôi khi, những nỗi sợ hãi này trở nên tồi tệ hơn và buộc bạn phải lựa chọn phương án phá thai.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những nỗi lo sợ về thai kỳ, khiến bạn gặp nhiều khó khăn khi mang thai như:
Nhiều phụ nữ mang thai cảm thấy cô đơn khi phải chịu đựng nỗi sợ hãi và cơn đau. Họ nghĩ rằng không ai có thể cứu giúp họ trong những tình huống như vậy. Nỗi sợ hãi này khiến họ nghĩ rằng sự sống của bản thân và đứa bé trong bụng đều đang gặp nguy hiểm. Điều này dẫn đến các triệu chứng:
Những nỗi sợ khi mang thai có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu bạn đang phải đối mặt với tình huống này, hãy nhớ rằng bạn có thể vượt qua một cách dễ dàng vì nó xảy ra từ một số xung đột nội tâm đã bị chôn vùi bấy lâu nay.
Nỗi sợ hãi này xuất hiện do trước đây bạn đã bị sẩy thai hoặc thai chết lưu. Ngoài ra, cũng có thể do bạn đã đọc và nghe nói về những đứa bé sinh ra bị dị tật. Bạn có thể chia sẻ với bác sĩ về nỗi sợ hãi này và thực hiện siêu âm để yên tâm rằng bé vẫn đang phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Một người gần gũi với bạn đã trải qua những cơn đau tột độ trong quá trình chuyển dạ. Điều này khiến bạn bị ám ảnh với quá trình sinh nở. Bác sĩ sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề này bằng cách cung cấp thông tin về các biện pháp giảm đau trong khi sinh. Nếu quá sợ, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sinh mổ để giảm bớt các cơn đau.
Đây là vấn đề có thể nảy sinh do bạn và mẹ không có mối quan hệ gần gũi. Bạn có thể trang bị đầy đủ những kiến thức để chào đón bé cưng của mình bằng cách đọc nhiều sách và tham khảo các trang web nuôi dạy con. Bạn cũng có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình trên những diễn đàn trực tuyến để giảm bớt nỗi ám ảnh.
Bạn đừng tin những tin tức trên báo vì những trường hợp này rất hiếm xảy ra. Trước khi sinh, bạn sẽ cảm nhận được nỗi đau chuyển dạ, nên việc sinh em bé không thể không có bất cứ dấu hiệu nào. Tuy nhiên, để an tâm hơn, bạn tự trang bị cho mình những kiến thức về các giai đoạn khác nhau của quá trình chuyển dạ, những dấu hiệu chuyển dạ… Đồng thời đừng quên lưu số điện thoại khẩn cấp của bác sĩ theo dõi thai của mình để gọi khi cần thiết và giữ vững tinh thần.
Mang thai thực sự là một quá trình khó khăn và gắn liền với nhiều nỗi sợ hãi. Tuy nhiên, nó cũng là một quá trình cực kỳ hạnh phúc khi bạn cảm nhận được bé cưng của mình đang lớn lên từng ngày. Bạn hãy chăm sóc bản thân cẩn thận, nghỉ ngơi nhiều và ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Như vậy bé yêu mới chào đời khỏe mạnh.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!