backup og meta

Bỏ túi "bí kiếp" dùng thuốc sắt cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Bỏ túi "bí kiếp" dùng thuốc sắt cho bà bầu hiệu quả, an toàn

Thuốc sắt cho bà bầu thường được khuyên dùng. Thế nhưng, để dùng thuốc có hiệu quả, bạn cần nắm rõ những thông tin về thời gian dùng cũng như cách dùng để tránh gặp phải tác dụng phụ.

Bổ sung sắt cho phụ nữ mang thai bằng thuốc sắt cho bà bầu là điều cần thiết bởi giai đoạn này bạn sẽ cần nhiều sắt để tạo máu cho bản thân và bé. Nếu thiếu sắt, bà bầu rất dễ bị mệt mỏi và nhiễm trùng. Nghiêm trọng hơn, tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong 6 tháng đầu thai kỳ còn làm tăng nguy cơ sinh non lên gấp đôi và nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân tăng gấp ba.

Tại sao cần bổ sung sắt cho bà bầu?

Cơ thể sử dụng sắt để tạo ra hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, giúp mang oxy đến các mô và cơ quan. Khi mang thai, cơ thể phải sản xuất nhiều máu hơn để nuôi thai nhi cũng như cơ thể người mẹ. Trong giai đoạn này, cơ thể cần bổ sung thêm chất sắt để tạo máu hỗ trợ sự tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi.

Trong trường hợp bạn không được nhận đủ chất sắt từ chế độ ăn, cơ thể sẽ sử dụng lượng sắt dự trữ, dẫn đến nguy cơ bị thiếu máu. Tình trạng phụ nữ mang thai bị thiếu sắt rất phổ biến. Ước tính có khoảng một nửa thai phụ trên toàn thế giới bị thiếu sắt.

Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai làm tăng nguy cơ sinh non lên gấp đôi và nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân tăng gấp ba lần.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu: Dùng sao là tốt nhất?

thuốc sắt cho bà bầu

Các thuốc sắt dành cho bà bầu thường được bác sĩ khuyên dùng trong thời gian mang thai. Thế nhưng, hiện rất nhiều bà bầu băn khoăn không biết nên bổ sung sắt cho bà bầu từ tháng thứ mấy, nên bổ sung bao nhiêu và nên uống loại nào.

Theo các bác sĩ, bổ sung sắt cho bà bầu nên được thực hiện càng sớm càng tốt và trong suốt thai kỳ. Mỗi ngày, bà bầu nên bổ sung khoảng 30 – 60mg sắt nguyên tố. Có 3 loại thuốc bổ sung sắt: gluconate sắt, fumarate sắt và sắt sulfat. Cả ba loại này đều tốt miễn là chúng có chứa hàm lượng sắt nguyên tố thích hợp.

Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Cơ thể hấp thụ sắt tốt nhất khi bụng đói. Do đó, hãy uống trước khi đi ngủ hoặc khi mới thức dậy vào buổi sáng. Khi uống thuốc sắt, bạn cũng nên tránh dùng các thực phẩm làm giảm sự hấp thụ sắt trong cơ thể như thực phẩm giàu canxi và caffeine.

Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn song song với việc uống thuốc sắt cho bà bầu. Bởi vitamin C có thể thúc đẩy sự hấp thụ sắt trong cơ thể.

Nếu bạn sống ở vùng có nhiều trường hợp thiếu máu khi mang thai thì bác sĩ có thể khuyên dùng 60mg nguyên tố sắt/ngày. Còn nếu các chẩn đoán lâm sàng cho thấy bạn bị thiếu máu, bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung 120mg nguyên tố sắt/ngày kèm theo 0,4mg axit  folic cho đến khi nồng độ hemoglobin trở lại bình thường.

Tác dụng phụ của thuốc sắt dành cho bà bầu

Dùng thuốc bổ sung sắt cho bà bầu có thể khiến bạn gặp phải những tình trạng sau:

1. Táo bón

Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi dùng thuốc sắt trong thời gian mang thai. Theo thống kê, hơn 10% những người uống viên sắt bị táo bón. Bạn có thể ngăn chặn điều này bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và uống thật nhiều nước. Nếu táo bón diễn ra dai dẳng hoặc có dấu hiệu xấu đi thì bạn nên đi khám.

2. Kích thích tiêu hóa

Bạn cũng có thể bị đau bụng hoặc co thắt bụng trong khi dùng viên sắt bổ sung. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 10% người sử dụng viên sắt. Nếu bạn nhận thấy vấn đề này, hãy bắt đầu uống viên sắt cùng với bữa ăn để giảm các triệu chứng.

3. Buồn nôn và nôn

Thuốc sắt có thể góp phần làm tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn. Do các vấn đề về dạ dày, các triệu chứng này thường nhẹ hơn nếu bạn uống viên sắt cùng với bữa ăn thay vì uống khi đói. Bạn cũng có thể làm giảm tác dụng phụ này bằng cách ngậm kẹo cứng hoặc nhai kẹo cao su. Nếu nôn và buồn nôn nghiêm trọng hơn hoặc kèm theo sốt, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức.

4. Phân và nước tiểu sẫm màu

Hơn 10% những người uống thuốc bổ sung sắt cho bà bầu khi mang thai nhận thấy phân sẫm màu. Phân xanh hoặc đen là bình thường. Khoảng 5% trường hợp có nước tiểu sẫm màu. Ảnh hưởng này là bình thường và sẽ hết khi bạn ngừng dùng thuốc.

Thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu

thuốc sắt cho bà bầu

Song song với việc sử dụng các loại thuốc bổ sung sắt cho bà bầu, bạn có thể bổ sung sắt từ thực phẩm. Có hai loại sắt: sắt chứa heme và sắt không chứa heme.

  • Sắt không chứa heme có trong cải chân vịt, đậu hũ, đậu và một số loại ngũ cốc…
  • Sắt chứa heme được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và cá.

Cơ thể hấp thụ sắt chứa heme dễ dàng hơn so với sắt không chứa heme. Dưới đây là bảng các loại thực phẩm có chứa sắt heme và hàm lượng sắt tính trên 85g của một số loại thịt:

STT LOẠI THỰC PHẨM
HÀM LƯỢNG SẮT (mg)
1 Thịt bò nạc 3,2
2 Thịt bò thăn 3
3 Đùi gà tây quay 2
4 Ức gà tây quay 1,4
5 Đùi gà nướng 1,1
6 Ức gà tây nướng 1,1
7 Thịt cá ngừ trắng, đóng hộp 1,3
8 Thịt lợn thăn 1,2

Các nguồn thực phẩm cung cấp sắt không chứa heme và định lượng sắt tính trên 1 chén:

STT LOẠI THỰC PHẨM
HÀM LƯỢNG SẮT (mg)
1 Ngũ cốc ăn liền có bổ sung sắt 24
2 Bột yến mạch ăn liền có bổ sung sắt 10
3 Đậu nành luộc 8,8
4 Đậu lăng luộc 6,6
5 Đậu thận nấu chín 5,2
6 Đậu gà 4,8
7 Đậu lima nấu chín 4,5
8 Hạt bí đỏ rang 4,2
9 Đậu đen hoặc đậu pinto nấu chín 3,6
10 Rau chân vịt luộc"}”>Rau chân vịt luộc

6,2

11

Nước ép mận

3

12

Nho khô

2,8

Bạn có thể lấy lượng sắt tối ưu từ thức ăn bằng cách:

Nấu thức ăn trong nồi/chảo sắt: Các loại thực phẩm có tính axit như  sốt cà chua, đặc biệt tốt khi được chế biến bằng loại dụng cụ này.

Tránh uống cà phê và trà đồng thời với thức ăn: Chúng chứa các hợp chất gọi là phenol gây trở ngại cho sự hấp thu sắt. Nếu có thể, hãy ngừng tiêu thụ caffeine trong khi mang thai.

  • Ăn thực phẩm giàu vitamin C: như nước cam, dâu tây, bông cải xanh, đặc biệt là khi bạn ăn chay vì nguồn cung cấp sắt cho bạn chủ yếu từ các loại ngũ cốc. Vitamin C có thể làm tăng hấp thụ sắt của có thể lên đến sáu lần.
  • Nhiều loại thực phẩm có chứa “chất ức chế sắt” có thể làm giảm lượng sắt mà cơ thể hấp thụ nếu ăn chung với nhau như phytates trong ngũ cốc và các loại hạt, oxalat trong đậu nành và rau chân vịt, canxi trong các sản phẩm sữa.
  • Canxi và các sản phẩm từ sữa sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt. Do đó, nếu bác sĩ khuyên nên bổ sung sắt và canxi (hoặc thuốc kháng axit có chứa canxi), bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách sử dụng sao cho đúng.
  • Lưu ý để không dùng quá liều thuốc sắt cho bà bầu

    Việc bà bầu bổ sung sắt nhiều hơn so với nhu cầu của cơ thể là hoàn toàn có thể xảy ra. Bạn không nên dung nạp quá 45 mg sắt/ngày. Nếu cơ thể bạn dung nạp sắt quá nhiều (từ thực phẩm, viên uống bổ sung sắt bổ sung hoặc vitamin tổng hợp có bổ sung sắt trước khi sinh) sẽ khiến lượng sắt trong máu tăng quá cao.

    Bổ sung sắt cho bà bầu quá liều có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường thai kỳ hoặc tình trạng mất cân bằng oxy hóa, góp phần gây ra tình trạng vô sinh, tiền sản giật, sẩy thai, bệnh tim và huyết áp cao. Do đó, bạn chỉ nên bổ sung sắt khi mang thai dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

    [embed-health-tool-due-date]

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Iron tablets during pregnancy. http://www.newkidscenter.com/Iron-Tablets-During-Pregnancy.html. Ngày truy cập 29/05/2018.

    Are you getting enough iron. https://www.webmd.com/baby/are-you-getting-enough-iron#1. Ngày truy cập 29/05/2018.

    Why Pregnant Women Really Need Iron https://hellosehat.com/kehamilan/kesuburan/mengapa-ibu-hamil-sangat-perlu-zat-besi/ Ngày truy cập 03/10/2018

    Daily iron and folic acid supplementation during pregnancy https://www.who.int/elena/titles/daily_iron_pregnancy/en/ Ngày truy cập: 30/3/2021

    Intermittent regimens of iron supplementation during pregnancy https://www.cochrane.org/CD009997/PREG_intermittent-regimens-iron-supplementation-during-pregnancy Ngày truy cập: 30/3/2021

    Phiên bản hiện tại

    20/05/2022

    Tác giả: Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Cập nhật bởi: Ngân Phạm


    Bài viết liên quan

    Bà bầu ăn đậu phụ: Lợi ích và nguy cơ với sức khỏe là gì?

    Bà bầu ăn cherry được không? 8 lợi ích và những lưu ý khi ăn cherry


    Tác giả:

    Bác sĩ Đinh Thị Mai Hồng

    Đa khoa · Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội


    Ngày cập nhật: 20/05/2022

    ad iconQuảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    ad iconQuảng cáo
    ad iconQuảng cáo