backup og meta

Nằm sấp khi mang thai có sao không? Tư thế ngủ nào có lợi cho mẹ bầu?

Nằm sấp khi mang thai có sao không? Tư thế ngủ nào có lợi cho mẹ bầu?

Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng trực tiếp đến bé phải kể đến tư thế ngủ của mẹ. Mẹ bầu nằm ngủ thế nào là an toàn, nằm sấp khi mang thai có tốt hay không?

Dù mang thai chỉ là một giai đoạn ngắn trong cuộc đời mỗi người phụ nữ, nhưng trong giai đoạn này bạn sẽ trải qua rất nhiều trải nghiệm có thể thay đổi cuộc đời của bạn. Lấy tư thế ngủ của bạn làm một ví dụ. Bạn có thể đã quen ngủ sấp từ nhỏ, nhưng đột nhiên, khi bụng bạn bắt đầu to lên, bạn không thể tìm được một tư thế ngủ thoải mái nữa.

Không những vậy, trong giai đoạn mang thai, bạn sẽ thường xuyên cảm thấy buồn nôn do ốm nghén hoặc đi tiểu rất nhiều. Vì vậy, nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh của bạn tăng lên. Việc nằm sấp sẽ khiến bạn tốn nhiều thời gian hơn để ngồi dậy và đi đến nhà vệ sinh.

Đừng lo lắng, Hello Bacsi sẽ cung cấp cho bạn những điều cần biết về việc nằm sấp khi mang thai và một vài mẹo đơn giản để có một giấc ngủ ngon và liệu nằm sấp khi mang thai có tốt cho mẹ bầu và em bé không nhé!

Nằm sấp khi mang thai liệu có an toàn?

Có bầu nằm sấp có sao không? Việc nằm sấp khi mang thai có thể gây nên những ảnh hưởng đến cả mẹ và em bé. Trong từng giai đoạn khác nhau của thai kỳ, việc nằm sấp có những ảnh hưởng khác nhau lên cơ thể bạn.

1. Nằm sấp khi mang thai 3 tháng đầu

Bầu 3 tháng đầu có được nằm sấp không? Nằm sấp trong những giai đoạn đầu của thai kỳ không gây nhiều biến chứng vì lúc này, tử cung của bạn vẫn còn nằm cố định phía sau xương mu, mọi áp lực bên ngoài có thể gây hại cho thai nhi đều bị ngăn chặn.

2. Bà bầu nằm sấp trong tam cá nguyệt thứ hai

bà bầu nằm sấp khi mang thai

Giai đoạn này còn được gọi là “thời kỳ trăng mật thai kỳ”, bạn vẫn có nguy cơ gặp phải một vài triệu chứng khi mang thai, một trong số đó là ợ nóng. Các triệu chứng này xảy ra bởi tử cung dần lớn lên gây chèn ép các cơ quan tiêu hóa. Nằm sấp làm tăng thêm áp lực đến các cơ quan này và càng làm trầm trọng hơn tình trạng ợ nóng.

3. Nằm sấp khi mang thai 3 tháng cuối

Trong thời gian này, thai nhi đã lớn hơn rất nhiều so với trước đó và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ nhanh chóng. Việc nằm úp khi mang thai ở giai đoạn này sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, tĩnh mạch chính bơm máu từ tim đến chân. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu nói chung và làm giảm việc cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé.

Ngủ ở tư thế này không được khuyến khích trong thời gian dài, vì nó có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu của bạn và gây hại cho em bé trong bụng. Ngoài ra, việc ngủ sấp làm tăng áp lực của cơ thể lên thai nhi, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của em bé trong bụng. Nằm sấp cũng tạo một áp lực khá lớn lên ngực, khiến bạn dễ đau và tức ngực.

Vậy có nghĩa là mẹ bầu nên nằm ngửa khi ngủ?

Việc không khuyến khích bạn nằm sấp không có nghĩa là bạn nên nằm ngửa. Các chuyên gia tin rằng tư thế nằm ngửa khi ngủ trong quá trình mang thai cũng không thật sự tốt cho mẹ bầu. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nằm ngửa, đặc biệt là trong thời gian dài, có thể hạn chế quá trình vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng cần thiết khác từ mẹ sang em bé. Trong khi đó, tư thế nằm sấp lại có thể khiến bạn buồn nôn và chóng mặt.

Có thể bạn quan tâm: Tư thế nằm ngủ khi mang thai 3 tháng đầu như thế nào là tốt cho thai kỳ?

Bà bầu nên ngủ tư thế nào để an toàn cho cả mẹ lẫn bé?

Nằm sấp khi mang thai 2

Một trong những tư thế ngủ tốt nhất khi mang thai là nằm nghiêng. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu và thậm chí giúp tăng năng suất của thận. Các chuyên gia khuyên rằng các mẹ bầu nên ngủ nghiêng bên trái để đảm bảo lưu lượng máu và chất dinh dưỡng tối đa cung cấp cho em bé, giúp bé yêu tăng trưởng và phát triển đầy đủ.

Nếu bạn vẫn đang trăn trở và không thể tìm được tư thế thoải mái để ngủ, đây có thể là những lời khuyên giúp bạn có thể ngủ ngon mỗi tối:

  • Sử dụng đệm lót hoặc gối để đặt ở những vị trí bạn cần hỗ trợ, như vậy sẽ giúp bạn cảm thấy thư giãn hơn. Hãy thử đặt gối hoặc đệm dưới bụng, sau lưng và giữa hai chân trong khi bạn nằm nghiêng. Điều này sẽ cho phép bạn ổn định được vị trí dễ dàng hơn.
  • Cố gắng thả lỏng cơ thể vài phút trước khi ngủ. Hãy dành thời gian để thư giãn và giúp cơ thể bạn sẵn sàng để đi ngủ.
  • Nếu bạn cảm thấy khó ngủ, hãy nghe những bản nhạc nhẹ nhàng và êm dịu.
  • Bạn cũng có thể tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ. Nước ấm sẽ làm dịu các dây thần kinh bị tổn thương, giúp bạn ngủ ngon hơn.
  • Hãy đề nghị chồng bạn massage cho bạn trước khi ngủ. Không cần cố định ở một vùng, chỉ cần massage nhẹ nhàng khắp cơ thể cũng có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
  • Hãy tập thói quen đi ngủ đúng giờ vào mỗi tối. Điều này sẽ giúp bạn chìm vào giấc ngủ nhanh và ngủ yên giấc hơn.
  • Chế độ ăn cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của bạn. Các mẹ bầu nên tránh ăn các thức ăn cay hoặc chứa nhiều axit vì các loại thức ăn này có thể gây ợ nóng, khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Lựa chọn những trang phục bầu rộng rãi và thoáng khí. Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể bạn có xu hướng tăng lên khiến bạn nóng bức và khó chịu. Những loại trang phục này sẽ giúp bạn cảm thấy mát mẻ hơn, từ đó dễ ngủ hơn.
  • Trước khi ngủ, bạn có thể dành ít thời gian để ngồi thiền hoặc tập các bài tập yoga cho mẹ bầu.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu song thai nên nằm ngủ như thế nào? Mẹo hay giúp mẹ ngủ ngon

Bạn có nên ngủ sấp khi mang thai? Làm thế nào để bạn có một giấc ngủ ngon? Hello Bacsi tin rằng bạn đã tìm được câu trả lời cho những câu  hỏi trên thông qua bài viết này.

Dù trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bạn ít bị ảnh hưởng khi nằm sấp nhưng bạn nên thay đổi tư thế ngủ từ bây giờ. Điều này sẽ giúp bạn dễ thích nghi hơn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Positioning While Sleeping

https://www.webmd.com/baby/positioning-while-sleeping

Ngày truy cập: 17/04/2019

Sleeping on the Stomach during Pregnancy – Is It Harmful?

https://parenting.firstcry.com/articles/sleeping-on-stomach-during-pregnancy-is-it-dangerous/

Ngày truy cập: 17/04/2019

Can Sleeping on My Stomach Harm My Unborn Baby?

https://www.livestrong.com/article/515103-can-sleeping-on-my-stomach-harm-my-unborn-baby/

Ngày truy cập: 17/04/2019

Is It Safe To Sleep On Your Stomach During Pregnancy?

https://www.momjunction.com/articles/safe-sleep-stomach-pregnancy_0074963/?

Ngày truy cập: 17/04/2019

Sleeping Positions During Pregnancy

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=sleeping-positions-during-pregnancy-85-P01238#:~:text=Early%20on%20in%20pregnancy%2C%20you,on%20the%20inferior%20vena%20cava. Truy cập ngày 18/06/2022

Sleep position in pregnancy Q&A

https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/sleep-side/sleep-position-pregnancy-qa Truy cập ngày 18/06/2022

Should pregnant women avoid sleeping on their backs?

https://health.osu.edu/health/womens-health/should-pregnant-women-avoid-sleeping-on-their-backs Truy cập ngày 18/06/2022

What Is the Best Sleeping Position for Pregnancy?

https://www.sleep.org/sleep-questions/best-pregnancy-sleep-position/ Truy cập ngày 18/06/2022

Phiên bản hiện tại

18/06/2022

Tác giả: Phương Quỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Vì sao bà bầu ra khí hư màu xanh? Mẹo vệ sinh giúp giảm khó chịu

Bà bầu nên ăn vặt những gì?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Phương Quỳnh · Ngày cập nhật: 18/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo