Thực tế, không phải loại sơn nào cũng gây hại cho sức khỏe mẹ bầu. Chỉ một vài loại có chứa những thành phần như chất tạo mùi, chất nhuộm mới là thứ bạn không nên tiếp xúc trong thai kỳ. Liệu rằng mùi sơn có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Nhìn chung, các loại sơn thường mà chúng ta vẫn sử dụng sẽ chứa chất nhuộm màu hoặc thuốc nhuộm dưới dạng lỏng, đi kèm với các chất pha loãng, dung môi và chất làm khô. Chất nhuộm màu trong sơn có thể chứa các kim loại như chì, đồng và nhôm. Đây đều là những thành phần có thể gây hại đến sản phụ nếu bà bầu ngửi mùi sơn hoặc tiếp xúc với sơn ở một mức độ nhất định.
Bà bầu ngửi mùi sơn có sao không? Phải xem đấy là loại sơn gì nữa
Nhiều người thắc mắc rằng mùi sơn có độc không thì câu trả lời là “Có” kể cả với người bình thường. Có hai loại sơn thông dụng nhất, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu xem mùi sơn trong mỗi loại ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe mẹ bầu.
1. Sơn latex (hoặc acrylic)
Đây là loại sơn phổ biết nhất. Sơn latex không chứa dung môi, có thể được xóa sạch bằng xà phòng và nước. Sơn latex được cho là an toàn để sử dụng hoặc tiếp xúc nếu bạn đang mang thai, miễn là khu vực sử dụng sơn thông thoáng. Nếu bà bầu ngửi mùi sơn liền khó chịu mệt mỏi, hãy ra ngoài hít thở khí trời và nhờ một người khác giúp bạn hoàn thành công việc.
2. Sơn chứa dung môi dầu
Sơn chứa dung môi dầu có chứa các loại dung môi và phải cần đến nhựa thông hoặc xăng trắng để xóa sạch loại sơn này.
Một vài nghiên cứu đã cho thấy tiếp xúc (bao gồm cả hít phải mùi sơn) với các loại dung môi này có thể gây tăng nguy cơ sẩy thai, và có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc vấn đề về nhận thức – vì vậy bạn không nên sử dụng hoặc tiếp xúc, hoặc đến gần loại sơn này nếu bạn đang mang thai.
Làm gì để hạn chế rủi ro khi chẳng may hít phải mùi sơn? Hãy bỏ túi ngay những lưu ý quan trọng sau
Sẽ không nguy hiểm nếu bà bầu ngửi mùi sơn ở mức nhẹ, miễn bạn đang ở nơi thoáng khí. Nếu bạn hít phải và không cảm thấy mệt mỏi, nghĩa là mùi sơn không đe dọa đến thai nhi.
Nếu bạn tiếp xúc hoặc sử dụng sơn trước khi bạn nhận ra mình đang mang thai, đừng lo lắng vì nguy cơ thai nhi bị ảnh hưởng vẫn rất nhỏ. Trong trường hợp mà bạn buộc phải tiếp xúc với sơn chứa dung môi dầu hằng ngày (sửa nhà hoặc sống gần công trường), bạn nên thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
- Giảm thời gian tiếp xúc với sơn. Vẫn chưa biết được thời gian tiếp xúc với sơn bao nhiêu là an toàn, bạn cần tự đánh giá. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi, ngay lập tức hãy ra ngoài, hít thở khí trời bên ngoài cho đến khi cảm thấy đỡ hơn
- Luôn mở cửa sổ để tránh hít phải hơi sơn, bạn có thể đeo khẩu trang hoặc sử dụng quạt gió để hạn chế hơi sơn
- Đeo bao tay, mặc quần dài, áo tay dài để bảo vệ làn da nếu bạn bị sơn giây vào
- Không ăn hoặc uống ngay tại nơi bạn làm việc
- Nếu ngôi nhà đang ở quá cũ (hơn 30 năm) và bạn cần tiến hành cạo và chà nhám để chuẩn bị cho việc sơn sửa lại thì tốt nhất mẹ bầu không nên có mặt tại thời điểm đó
- Nếu ngành nghề mà người mẹ đang làm có liên quan hoặc buộc phải hít mùi sơn nhiều, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc cân nhắc chuyển sang công việc khác
Có thể bạn quan tâm: Nhuộm tóc khi mang thai có được không? Làm sao để đảm bảo an toàn?
Nói chung, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc với các loại sơn và cũng phải tránh một số chất khác có dung môi, chẳng hạn như chấy tẩy sơn. Ngay cả khi bạn chỉ sơn một căn phòng nhỏ hoặc một vật dụng cho trẻ, phải hết sức cẩn thận. Làm việc trong khu vực thoáng gió để hạn chế tối thiểu việc hít phải hơi, mặc đồ bảo hộ và đeo găng tay. Không ăn uống tại khu vực nơi mà bạn đang sơn. Ngoài ra, cẩn thận hơn nếu bạn sử dụng thang leo. Vì sự thay đổi hình dáng của bạn có thể làm mất đi cảm giác thăng bằng.
[embed-health-tool-due-date]