backup og meta

Meloxicam liệu có an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

Meloxicam liệu có an toàn cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú?

Trong quá trình mang thai, phụ nữ cần cẩn trọng trong việc tiếp nạp bất kỳ loại thuốc nào, chẳng hạn như Meloxicam, để tránh các tác dụng phụ không mong muốn có thể ảnh hưởng cả đến sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi.

Thuốc Meloxicam là gì?

Thuốc Meloxicam là thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID). Thuốc này có tác dụng làm giảm các yếu tố gây đau và viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp ở người lớn; viêm khớp dạng thấp ở người trẻ và trẻ em trên 2 tuổi.

FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) xếp Meloxicam vào nhóm C thuốc cho thai phụ trong 29 tuần đầu của thai kỳ. Nhưng sau đó lại phân loại nó vào nhóm D, còn các thuốc nhóm C là thuốc chưa được thử nghiệm ở người. Tuy nhiên, khi thử nghiệm trên động vật, người ta nhận ra được các tác dụng phụ của nó, nhưng may mắn chúng có thể không gây hại cho con người.

Thuốc nhóm D là các loại thuốc đã được kiểm chứng có thể gây hại cho thai nhi khi người mẹ mang thai dùng thuốc này.

Nghiên cứu cho thấy, với phụ nữ có ý định mang thai, việc sử dụng Meloxicam cùng với các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) khác gây ra sự rụng trứng muộn.

Việc sử dụng thuốc Meloxicam cho phụ nữ mang thai

Những thông tin về việc thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID) gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng những phụ nữ đang có ý định mang thai hoặc vô sinh nên tránh sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc có thuốc Meloxicam cho thai phụ trong trường hợp lợi ích của thuốc đến sức khỏe cho mẹ cao hơn những nguy cơ xảy ra với thai nhi.

Cho đến nay, vẫn chưa có những thí nghiệm trên người để xác định liệu thuốc Meloxicam có ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai hay không. Mặt khác, nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc Meloxicam an toàn cho thai kỳ trong giai đoạn 28 tuần đầu. Tuy nhiên, từ tuần 29 trở đi thì bác sĩ khuyến cáo không nên dùng Meloxicam nữa. Các phản ứng phụ có thể xảy ra như kéo dài thời gian chuyển dạ và thai quá ngày. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra tăng áp phổi ở trẻ sơ sinh.

Bên cạnh đó, Meloxicam (và các thuốc chống viêm không chứa steroid khác) có thể gây ra dị tật ống động mạch ở thai nhi, suy thận, suy giảm chức năng tiểu cầu, xuất huyết dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

Sử dụng thuốc Meloxicam cho phụ nữ đang cho con bú

Phụ nữ đang cho con bú có thể dùng thuốc Meloxicam nếu lợi ích về sức khỏe cao hơn những rủi ro bệnh tật, ví dụ như trong trường hợp thai phụ phải chịu nhiều đau đớn và muốn thoát khỏi tình trạng này.

Nếu bạn đang cho con bú và không có cách nào khác ngoài việc dùng Meloxicam, bạn vẫn có thể có những cách hạn chế nguy cơ ảnh hưởng và bảo vệ trẻ từ bên trong, tránh những tác dụng phụ của thuốc.

Bạn nên thảo luận với bác sĩ, họ sẽ cho bạn uống liều thấp nhất nhưng vẫn hiệu quả. Hơn nữa, bạn nên lên kế hoạch cho việc uống thuốc, đảm bảo thời gian giữa lúc uống thuốc và lúc cho bé bú cách nhau lâu nhất có thể, cũng như uống thuốc ngay sau khi cho con bú hoặc khi bé ngủ. Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng tác dụng của thuốc sẽ phần nào giảm bớt ảnh hưởng lên con.

Nếu bạn vô tình uống Meloxicam trước khi bạn biết mình đang mang thai, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mobic. https://www.drugs.com/mobic.html Ngày truy cập 5/5/2017.

Meloxicam Pregnancy and Breastfeeding Warnings. https://www.drugs.com/pregnancy/meloxicam.html Ngày truy cập 5/5/2017.

Meloxicam during Pregnancy & Breastfeeding. http://www.drugsdb.com/rx/meloxicam/meloxicam-during-pregnancy-breastfeeding/ Ngày truy cập 5/5/2017.

Phiên bản hiện tại

24/05/2020

Tác giả: Trinh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn

Cận cảnh dấu hiệu chuyển phôi thành công theo từng ngày


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Trinh Nguyễn · Ngày cập nhật: 24/05/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo