backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Mẹ bầu nuôi thú cưng: Những lưu ý về an toàn không thể bỏ qua

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/06/2022

    Mẹ bầu nuôi thú cưng: Những lưu ý về an toàn không thể bỏ qua

    Đối với một số gia đình, thú cưng đã từ lâu được xem như một thành viên trong nhà. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc nuôi thú cưng cũng lý tưởng. Đối với vấn đề được quan tâm nhiều đó là mẹ bầu nuôi thú cưng có an toàn? thì câu trả lời là bạn vẫn nên thận trọng vì một số bệnh truyền nhiễm có thể được lây từ vật nuôi.

    Mẹ bầu nên lưu ý khi trong nhà có thú nuôi, bạn cần học cách chăm sóc chúng mà vẫn giữ an toàn cho thai nhi. Sau đây Hello Bacsi sẽ giúp bạn một số cách giúp mẹ bầu nuôi thú cưng an toàn.

    Nuôi chó có an toàn cho phụ nữ mang thai?

    mẹ bầu nuôi chó 1

    Có bầu nuôi chó được không? Chó là loài động vật thân thiện và trung thành. Vì vậy không có lý do gì mà mẹ bầu không thể nuôi chó được cả. Tuy nhiên, để an toàn cho mẹ bầu, bạn nên lưu ý những điều sau.

    Mẹ bầu không nên để chó nhảy chồm lên bụng. Nếu chú chó nhà bạn có một vài thói quen xấu như thích cắn và thích nhảy, bạn nên huấn luyện để nó ngưng ngay thói quen đó trước khi sinh con. Cũng trong thời gian trước khi sinh, mẹ bầu cũng nên nhớ đem chó đi tiêm ngừa vaccine cần thiết tại các phòng khám thú y. Nếu bạn và chú chó nhà bạn đặc biệt thân thiết, bạn nên nhờ người thân dành thêm nhiều thời gian chăm sóc chúng trước khi bé con của bạn ra đời. Đấy là vì sau khi sinh con, bạn sẽ không còn thời gian để lo cho chú chó cưng của mình nữa.

    Mẹ bầu nuôi mèo có an toàn?

    mẹ bầu nuôi mèo

    Khi nuôi mèo, mẹ bầu cần hết sức lưu ý do chú mèo nhà bạn có thể bị nhiễm ký sinh trùng toxoplasma gondii và thải chúng ra qua phân. Mẹ bầu khi tiếp xúc với mèo hoặc dọn dẹp phân mèo có thể bị nhiễm phải loài ký sinh trùng này. Bạn cũng có thể bị nhiễm loại ký sinh trùng này khi ăn thịt chưa nấu chín, đặc biệt là thịt heo, cừu hoặc bê.

    Ngoài ra, bạn nên nhờ người thân thay bạn dọn dẹp phân mèo mỗi ngày và nhắc họ rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với mèo hoặc phân mèo. Bạn nên giữ mèo trong nhà, tránh để chúng ra ngoài đường và nên tránh xa những con mèo hoang. Nếu mẹ bầu hay làm vườn, hãy nhớ rửa tay kỹ sau khi làm xong nhé.

    Lưu ý đừng cho mèo của mình ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ nhé.

    Mẹ bầu nuôi chuột kiểng có an toàn?

    Nhiều người thích nuôi động vật gặm nhấm như chuột hamster hoặc chuột lang làm thú cưng. Nếu bạn đang mang thai hoặc sắp sửa có thai, bạn cần phải cẩn thận với những loài gặm nhấm này. Chúng có thể mang đến loại virus gọi là lymphocytic choriomeningitis (LCMV) gây nguy hiểm cho bạn và bé cưng trong bụng do LCMV có thể gây dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Mẹ bầu có thể bị nhiễm LCMV nếu bị chúng cắn hoặc tiếp xúc với máu, nước tiểu hoặc các vật dụng trong lồng nuôi chúng.

    Kể cả việc hít phải những bụi bặm hoặc hạt nhỏ li ti khi dọn dẹp nơi ở của chuột hamster hoặc chuột lang cũng có thể làm bạn bị nhiễm LCMV.

    Nếu có những triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ hoặc cứng cổ, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thấy đói, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay vì có thể đã bị nhiễm LCMV đấy.

    mẹ bầu nuôi chuột

    Thực tế chuột nhà (loại chuột hoang trốn trong nhà hoặc gần nhà) mới là nguồn chứa chính của virus LCMV. Nhưng các bé hamster hoặc chuột lang của bạn có thể bị nhiễm phải LCMV do tiếp xúc với chuột nhà tại nhà hoặc nơi bán. Vì vậy, bạn cần lưu ý:

    • Mẹ bầu có thể bảo vệ bản thân khỏi virus LCMV bằng cách nuôi các bé chuột tại khu riêng biệt trong nhà và rửa tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với chúng.
    • Mẹ bầu nên nhờ người thân chăm sóc và dọn dẹp chỗ ở cho chúng và nên dọn dẹp ở bên ngoài hoặc ở những nơi thông thoáng.
    • Mẹ bầu không nên để chuột tiếp xúc gần với mặt và tránh xa các loài chuột hoang ra.
    • Nếu gia đình bạn hoặc gần nhà có nhiều chuột hoang, bạn nên sử dụng bẫy chuột hoặc nuôi mèo để bắt chúng. Tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại bẫy chuột có chứa hóa chất như keo dính chuột nhé.
    • Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, bạn nên đảm bảo rằng có người lớn trông bé khi bé chơi gần chỗ nuôi chuột và không cho bé giữ chuột trong tay hoặc bế sát mặt. Bạn cũng nên dạy bé cách rửa tay sau khi tiếp xúc với chuột để tránh bị nhiễm LCMV.

    Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị chuột cắn có sao không? Mẹ nên làm gì khi bị chuột cắn?

    Mẹ bầu có được nuôi bò sát và các loại thú nuôi lạ khác?

    Một số người thích nuôi các loài bò sát như thằn lằn, rắn hoặc rùa để làm thú cưng. Tuy nhiên, chúng có thể mang vi khuẩn gây bệnh cho mẹ bầu, một trong số đó là vi khuẩn salmonella (khuẩn thương hàn).

    Hầu hết những người bị nhiễm salmonella đều do ăn phải thịt hoặc trứng bị nhiễm. Nhưng cũng có một vài trường hợp nhiễm Salmonella do tiếp xúc với các loài bò sát. Thậm chí nếu bạn cho chú thằn lằn nhà bạn đi xét nghiệm salmonella và kết quả âm tính cũng không có nghĩa là nó không bị nhiễm. Mẹ bầu và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao bị nhiễm salmonella. Vì thế nếu bạn đang mang thai, bạn nên đem cho chúng đi trước khi sinh con nhé.

    Hello Bacsi hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ biết thêm nhiều thông tin về thú cưng và lựa chọn được những vật nuôi phù hợp khi đang mang thai nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 05/06/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo