backup og meta

Mẹ bầu bỏ bữa có ảnh hưởng đến thai nhi giai đoạn đầu?

Mẹ bầu bỏ bữa có ảnh hưởng đến thai nhi giai đoạn đầu?

Ốm nghén là thủ phạm chính khiến mẹ bầu bỏ bữa cũng như không có hứng thú đối với việc ăn uống. Do đó, nhiều người lo ngại rằng điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung những chất có lợi cho con yêu chẳng hạn folic axit, vitamin A, B, C, D từ thực phẩm để giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất. Tuy nhiên, tình trạng chán ăn hoặc nôn mửa cũng khiến không ít mẹ bầu phải bỏ bữa.

Mẹ bầu bỏ bữa có hại không?

Thai nhi trong giai đoạn đầu nên nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thông qua nhau thai và máu từ người mẹ. Do đó, chế độ ăn uống của bạn là một trong những yếu tố quan trọng.

Các cơ quan của em bé được hình thành trong vài tháng đầu của thai kỳ, đòi hỏi các vitamin và khoáng chất giúp thai nhi phát triển toàn diện. Mặc dù mẹ bầu bỏ bữa vào khoảng thời gian này hoặc sau đó sẽ không ảnh hưởng đến mẹ cũng như thai nhi, nhưng hãy cân nhắc và chọn lựa nhiều thức ăn bổ dưỡng để đảm bảo có được thai kỳ mạnh khỏe nhất.

Mẹ bầu nên ăn sáng

Dù cho tình trạng ốm nghén vào buổi sáng khiến bạn khó chịu tới đâu thì bạn cũng đừng nên bỏ qua bữa sáng, vì bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, giúp mẹ bầu có đủ năng lượng để hoạt động. Thêm vào đó, con yêu trong bụng cũng cần được tiếp thêm dinh dưỡng sau 1 đêm dài nữa đấy.

Ngoài ra, việc ăn sáng còn có tác dụng giúp bạn giảm triệu chứng ốm nghén, làm dịu dạ dày nếu kết hợp với một số món ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa như bánh quy mặn, nước gừng, sữa chua…

Mẹ bầu ăn bao nhiêu là đủ?

Việc mang thai và nuôi thai sẽ lấy đi nhiều dưỡng chất từ cơ thể bạn, vì thế những bạn mang thai với cân nặng trung bình cần ăn thêm 300 calo mỗi ngày. Ví dụ, nếu bạn là nhân viên văn phòng, cần ăn 1.200 calo một ngày thì khi có thai sẽ tăng lên thành 1.500 calo một ngày.

Phụ nữ suy dinh dưỡng hay thừa cân đều cần hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ ăn uống cho mình để không bị thừa hay thiếu chất. Bạn nên có bữa ăn cân bằng, và cần chia ra làm nhiều bữa trong ngày để giữ mức đường huyết ổn định và năng lượng ở mức cao nhất. Ăn thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa buồn nôn, một trong những vấn đề phổ biến trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Nên ăn gì?

Một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại rau, hoa quả, thực phẩm từ sữa, protein nạc, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo cùng các loại dầu lành mạnh, chẳng hạn như từ các loại hạt hoặc bơ sẽ giúp đảm bảo thai nhi phát triển nội tạng và xương khỏe mạnh.

Rau xanh, ngũ cốc, nước trái cây là nguồn cung cấp axit folic, vitamin B quan trọng để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh. Canxi cũng hết sức quan trọng nhằm phát triển xương và răng chắc khỏe trong khi hỗ trợ hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ thần kinh ở mẹ bầu.

Làm thể nào để cải thiện việc mẹ bầu bỏ bữa?

  • Đầu tiên, bạn cần tạo ra những thời điểm có thể nghỉ ngơi trong ngày để đảm bảo bạn có thời gian để ăn.
  • Tiếp theo, lựa chọn các món ăn lành mạnh như quả khô và các loại hạt.
  • Hãy chuẩn bị thức ăn vào đêm trước để đề phòng ngày hôm sau quá bận rộn mà không ra ngoài mua đồ ăn được.
  • Ăn từng khẩu phần nhỏ để tránh ngán.
  • Đặt chuông báo mỗi vài giờ nhằm tránh việc quên mất.

Việc mẹ bầu bỏ bữa trong giai đoạn đầu là không nên, cho dù có khó chịu thế nào đi chăng nữa, bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ hoặc chia nhỏ mỗi khẩu phần, thay đổi món ăn để tránh tạo cảm giác ngán và kích thích sự ngon miệng nhé.

Phương Uyên/HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Does Skipping Meals Affect Early Pregnancy? https://www.livestrong.com/article/519059-does-skipping-meals-affect-early-pregnancy/ Ngày truy cập 27/03/2018

Skipping meals makes would-be mothers less likely to give birth to a son http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-3199629/Skipping-meals-makes-mothers-likely-birth-son.html Ngày truy cập 27/03/2018

When Is it a Good Idea to Skip Breakfast? https://www.healthline.com/health-news/aging-to-skip-breakfast-or-not-to-skip-080813 Ngày truy cập 27/03/2018

Phiên bản hiện tại

10/10/2019

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?

Mini IVF: Phương pháp giúp hành trình làm cha mẹ dễ dàng hơn


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 10/10/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo