backup og meta

Mất nút nhầy tử cung và những điều mẹ bầu nên lưu ý (Phần 2)

Mất nút nhầy tử cung và những điều mẹ bầu nên lưu ý (Phần 2)

Mẹ bầu phải làm sao để biết khi nào bị mất nút nhầy cổ tử cung và phải làm gì sau đó? Bài viết sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Như thông tin đã nêu trong phần 1, mất nút nhầy cổ tử cung không phải là triệu chứng chuyển dạ duy nhất. Mặc dù việc mất nút nhầy không cần phải điều trị nhưng bạn nên đến bệnh viện một khi ối đã vỡ hoặc bạn bắt đầu trải qua các cơn co thắt đều đặn (cơn gò tử cung).

Làm sao để biết khi nào bị mất nút nhầy cổ tử cung?

Nhiều phụ nữ trải qua tình trạng ra nhớt âm đạo trong suốt thai kỳ, do đó có thể khó xác định khi nào nút nhầy cổ tử cung được giải phóng. Tuy nhiên, có vài đặc điểm của nút nhầy có thể phân biệt so với nhớt âm đạo ví dụ như đặc và giống như thạch hơn. Nút nhầy này cũng có thể có màu hồng, lấm tấm máu hoặc trong suốt.

Có một vài lý do giải thích tại sao bạn có thể bị mất nút nhầy ở cổ tử cung trong thời gian mang thai. Trong hầu hết các trường hợp, nút nhầy này được thải ra vì cổ tử cung bị mềm đi và trở nên mỏng, rộng hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Kết quả là, nút nhầy cổ tử cung không được giữ chặt ở vị trí của nó và có thể dễ dàng được thải ra.

Một số phụ nữ có thai cũng có thể bị mất nút nhầy cổ tử cung sau khi được khám cổ tử cung, vốn có thể làm cho nút nhầy bị bong ra hoặc do quá trình quan hệ tình dục, có thể khiến nút nhầy bị lỏng và rơi ra.

Mất nút nhầy cổ tử cung không có nghĩa là quá trình chuyển dạ sắp sửa xảy ra. Tuy nhiên, nó thường cho thấy rằng cơ thể bạn và cổ tử cung đang trải qua những thay đổi đáng kể để chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh con. Cuối cùng, cổ tử cung sẽ làm mềm và giãn ra để thai nhi có thể đi qua cổ tử cung trong khi sinh.

Phải làm gì sau khi mất nút nhầy cổ tử cung?

Các bước tiếp theo cần phải làm phụ thuộc vào loại chất nhờn của mẹ bầu trông như thế nào và thời gian đang mang thai. Nếu bạn có thể nhìn thấy nút nhầy hoặc thứ mà bạn nghĩ là nút nhầy, hãy mô tả nó với bác sĩ về kích thước, màu sắc và diện mạo tổng thể. Những mô tả này có thể giúp bạn về những việc cần phải làm tiếp theo.

Dưới 36 tuần mang thai

Đến bệnh viện kiểm tra để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn ổn cho mẹ và con.

Sau 37 tuần mang thai

Nếu bạn đang mang thai nhiều hơn 37 tuần và không có bất kỳ triệu chứng nào đáng quan tâm thì việc bị mất nút nhầy cổ tử cung không phải là điều mà bạn nên lo ngại. Nếu bạn đang phân vân liệu có nên đi khám và gặp bác sĩ hay không thì hãy làm ngay nhé. Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn tiếp tục theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ, chẳng hạn như những cơn co thắt trở nên đều đặn và gần nhau hơn. Nếu tiếp tục rỉ dịch âm đạo, bạn nên mặc tã hoặc dùng băng vệ sinh.

Khi nào thì nên nhập viện

Bạn nên nhập viện nếu bắt đầu nhận thấy có máu đỏ trong dịch nhờn. Chảy máu nặng có thể là dấu hiệu biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như nhau tiền đạo hoặc bong nhau thai.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên đi kiểm tra nếu nút nhầy có màu xanh lá cây hoặc có mùi tanh, vì điều này có thể chỉ ra tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn.

Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết đã giúp các mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề mất nút nhầy tử cung.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Losing Your Mucus Plug During Pregnancy http://www.healthline.com/health/pregnancy/losing-your-mucus-plug#intro1 Ngày truy cập 06.06.2017

10 Facts You Should Know About a Mucus Plug http://www.mucusplug.net/ Ngày truy cập 06.06.2017

Phiên bản hiện tại

11/09/2017

Tác giả: Đăng Lâm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Thu Trang


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Đăng Lâm · Ngày cập nhật: 11/09/2017

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo