backup og meta

Công dụng nhụy hoa nghệ tây đối với mẹ bầu và những rủi ro cần lưu ý!

Công dụng nhụy hoa nghệ tây đối với mẹ bầu và những rủi ro cần lưu ý!

Nghệ tây được cho là một loại thần dược thiên nhiên kỳ diệu cho bà bầu, bởi khả năng thúc đẩy cảm xúc tích cực, cũng như có những tác dụng tốt trong việc chống lại những triệu chứng khó chịu của thai kỳ. Nhưng sự thực có phải như vậy hay có tồn tại tác dụng phụ nào khác không? Cùng tìm hiểu công dụng của nhụy hoa nghệ tây với mẹ bầu nhé!

Nghệ tây từ lâu đã được xem như vua của các gia vị, dùng nhiều trong các món ăn cũng như vị thuốc khác nhau. Nhiều bà bầu sử dụng nghệ tây nhằm mục đích đối phó với cảm giác căng thẳng và đau dạ dày khi mang thai.

Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng loại thảo dược này là vô hại mà sử dụng một cách bừa bãi. Việc dùng quá nhiều sẽ gây ra một vài tác dụng không mong muốn cho bà bầu. Mời bạn đọc tiếp bài viết sau của Hello Bacsi để khám phá những công dụng tuyệt vời bên cạnh những tác dụng phụ của nhụy hoa nghệ tây với thai kỳ.

Nhụy hoa nghệ tây là gì, công dụng ra sao mà nhiều người biết đến như vậy?

Hoa nghệ tây là một loài cây lâu năm cho hoa vào mùa thu, loại cây này thích ứng tốt với vùng khí hậu Địa Trung Hải nên Iran, Hy Lạp, Maroc và Kashmir là thủ phủ của loại hoa này. Thực tế chủ yếu người ta sử dụng nhụy khô của hoa nghệ tây (gọi là Saffron, tiếng Hindi là Kesar) như một loại gia vị và chất tạo màu trong thực phẩm.

Không chỉ có công dụng tạo mùi vị độc đáo cho ẩm thực, nhụy hoa nghệ tây còn giúp bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa. Loại thảo dược này còn được sử dụng như một sản phẩm làm đẹp với vai trò lấy lại vẻ tươi sáng, duy trì kết cấu của da, chống lại các quá trình lão hóa.

Điều thú vị là một bông hoa chỉ có 3 sợi nhụy, do vậy cần đến 14.000 sợi nhụy nghệ tây mới cho ra được xấp xỉ 0,5 kg và việc thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công. Thế nên đây là một trong những loại gia vị đắt nhất thế giới.

Mẹ bầu có uống được nhuỵ hoa nghệ tây không?

Phải nói rằng nhụy hoa nghệ tây sở hữu nhiều lợi ích tốt cho bà bầu khi có thể làm giảm căng thẳng, đau nhức, khó chịu và cả sự thay đổi tâm trạng bất thường. Tuy nhiên, nếu dùng nhiều sẽ gây ra một số tác dụng bất lợi cho mẹ bầu, chẳng hạn như những cơn co thắt có thể dẫn đến sinh non.

Vì vậy, đối với thắc mắc có bầu uống nhuỵ hoa nghệ tây được không? Mẹ cần quan tâm đến một số lưu ý khi thêm nghệ tây vào chế độ ăn uống như:

  • Chỉ dùng khi bắt đầu bước qua tháng thứ 5 của thai kỳ do lúc này thai nhi đã ổn định, nguy cơ gây nguy hiểm do các cơn co thắt cũng giảm
  • Chỉ dùng tối đa 2 đến 3 sợi nhụy nghệ tây khi chế biến bất kỳ món ăn nào
  • Nên lựa chọn một nhà cung cấp có uy tín để tránh nguy cơ sản phẩm kém chất lượng.

Điểm mặt những công dụng của nhụy nghệ tây với bà bầu

Thực tế thì nhụy nghệ tây được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì những lợi ích mà nó đem lại. Dưới đây là một số ưu điểm tốt của nhụy nghệ tây mà Hello Bacsi chia sẻ với bạn:

1. Điều hòa huyết áp

Nhịp tim của phụ nữ có thể tăng 25% khi mang thai, gây ra những biến động huyết áp. Đừng quá lo lắng, vì loại nhụy hoa này có chứa kali và crocetin giúp giảm huyết áp nên rất có ích cho thai kỳ của bạn.

2. Tránh bị ốm nghén là công dụng của nhụy hoa nghệ tây với bà bầu

Những cơn ốm nghén thường hay làm phiền các mẹ bầu vào buổi sáng. Để xua tan cảm giác khó chịu này, bà bầu chỉ cần nhấm nháp một tách trà ngâm nhụy nghệ tây là đủ.

3. Giữ cho tâm trạng ổn định

công dụng nhụy hoa nghệ tây cải thiện tâm trạng

Việc mang thai sẽ làm thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và điều đó có ảnh hưởng sâu sắc đến cảm xúc của bạn. Bạn có thể sẽ ủ rũ tại một thời điểm nào đó rồi bỗng trở nên bốc đồng ở một thời điểm khác.

Với những tình huống như vậy, nghệ tây sẽ là cứu cánh cho bạn. Lúc này, nó hoạt động như một chất chống trầm cảm và tăng lưu lượng máu đến não của bạn. Ngoài ra, việc sử dụng nghệ tây còn tăng sản xuất hormone serotonin làm cải thiện tâm trạng của bạn.

4. Công dụng nhụy hoa nghệ tây giúp trợ tiêu hóa tốt

Phần lớn phụ nữ sẽ bị đau dạ dày khi mang thai. Quá trình tiêu hóa cũng chậm lại trong thai kỳ và nhiều thai phụ có thể cần một số biện pháp để hỗ trợ vấn đề này.

Nhụy nghệ tây có công dụng tăng lưu lượng máu đến hệ tiêu hóa, từ đó giúp tăng cường trao đổi chất. Bên cạnh đó, loại nhụy hoa này còn hình thành một lớp bảo vệ trong đường tiêu hóa, giúp làm dịu axit dịch vị và giảm cảm giác đầy hơi cho mẹ bầu.

5. Thoát khỏi tình trạng chuột rút

Trong suốt thai kỳ, xương và cơ bắp giãn ra để thích ứng với thai nhi đang phát triển, điều này có thể gây đau, chuột rút ở các cơ và đau dạ dày. Nhụy hoa nghệ tây là một phương thuốc giảm đau tự nhiên giúp làm thư giãn các cơ bắp, giảm đau dạ dày và làm dịu cơn chuột rút rất hiệu quả.

6. Công dụng của nhụy hoa nghệ tây trong phòng ngừa bệnh tim mạch

nhụy hoa nghệ tây giúp phòng bệnh tim mạch

Khi mang thai, các bà bầu có xu hướng ăn uống nhiều hơn để thỏa mãn cơn thèm ăn. Điều đó làm tăng lượng calo và chất béo gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Crocetin, kali và chất chống oxy hóa có trong nhụy hoa nghệ tây có thể bảo vệ bạn và em bé khỏi bệnh tim bằng cách giảm mức chất béo trung tính và cholesterol.

7. Tăng mức độ sắt

Khi mang thai, các bác sĩ luôn khuyến khích bạn tiêu thụ thực phẩm giàu chất sắt, bởi vì cơ thể bạn cần sắt để khỏe mạnh. Rất may mắn vì loiaj nhụy hoa này có hàm lượng sắt cao và giúp tăng mức độ huyết sắc tố của bạn, cũng như trong việc hình thành các tế bào hồng cầu.

8. Giảm rụng tóc

Đôi khi, những biến động nội tiết tố trong thai kỳ lại khiến mẹ bầu bị rụng tóc. Một thực tế phổ biến là nhiều phụ nữ mang thai đã tiêu thụ hỗn hợp sữa, nghệ tây và cam thảo để giảm tình trạng rụng tóc. Các chất chống oxy hóa trong nghệ tây được chứng minh giúp nuôi dưỡng, làm cho mái tóc chắc khỏe hơn.

9. Công dụng của nhụy hoa nghệ tây giúp bạn ngon giấc hơn

công dụng nhụy hoa nghệ tây giúp ngủ ngon

Bụng của mẹ bầu càng ngày càng to lên khiến việc ngủ trở thành một thách thức với không ít các bà bầu. Không chỉ có thế, mẹ bầu còn phải đối mặt với những ảnh hưởng của việc tăng nội tiết tố gây khó chịu.

Tất cả các yếu tố này cùng nhau gây ra tình trạng chuột rút, đau và khó chịu. Trong những lúc như vậy, bà bầu có thể uống trà hoặc sữa Saffron. Thảo dược này chứa các chất an thần nhẹ giúp thúc đẩy giấc ngủ và khiến bạn cảm thấy thư giãn.

10. Giải pháp cho các vấn đề về da

Nhiều phụ nữ cho rằng tiêu thụ nghệ tây giúp họ chống lại các vấn đề về da phổ biến bao gồm mụn trứng cá, nám da phát sinh trong thai kỳ. Hãy yên tâm vì công dụng nhụy hoa nghệ tây làm giải độc tố ở gan, thanh mát cơ thể. Ngoài ra, các chất như carotenoid, retinol có vai trò đẩy lùi lão hóa, làm trắng da và giảm tình trạng viêm do mụn.

Những tác dụng phụ của nghệ tây mà mẹ bầu nên biết

bà bầu chóng mặt

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời mà nhụy hoa nghệ tây mang lại cho thai phụ thì loại thảo dược này vẫn có thể gây ra những tác dụng bất lợi. Nếu bà bầu tiêu thụ nhiều nghệ tây với hàm lượng lớn có thể gặp một số tác dụng phụ sau:

  • Gây sẩy thai: Saffron có xu hướng làm tăng nhiệt độ cơ thể, từ đó dẫn đến tăng co bóp tử cung. Điều này có thể gây sẩy thai trong những tuần đầu tiên của thai kỳ. Do đó, mẹ bầu chỉ nên bắt đầu dùng nghệ tây trong tam cá nguyệt thứ hai trở đi sau khi đã tham khảo ý kiến ​​bác sĩ sản khoa
  • Quá mẫn: Nhiều bà bầu nhận thấy mình bị khô miệng, buồn nôn, đau đầu hoặc thậm chí trải qua cảm giác lo âu khi uống saffron. Nếu đang gặp những vấn đề như vậy thì tốt nhất là ngừng tiêu thụ ngay
  • Nôn mửa: Việc tiêu thụ loại nhụy hoa này cũng có thể dẫn đến nôn mửa ở một số phụ nữ. Nôn mửa không chỉ khiến bạn cảm thấy khó chịu mà còn làm mất đi các dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho bạn và em bé
  • Chóng mặt: Do tính chất an thần của nghệ tây nên việc tiêu thụ với liều lượng cao hơn có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt.
  • Ngộ độc nghệ tây: Ngộ độc nghệ tây có thể xảy ra khi một người tiêu thụ với liều cao, tương đương hoặc hơn 12g. Điều này được đặc trưng bởi độ vàng của da, mắt và màng nhầy. Ngoài ra, người bị ngộ độc còn có biểu hiện tê, đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, môi và nhiều biểu hiện khác
  • Co thắt: Việc tăng lượng saffron tiêu thụ sẽ kích thích tử cung tăng tần số các cơn co thắt. Điều này có thể dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • : Lượng saffron cao cũng có thể gây tê ở một số phụ nữ. Tê được mô tả như cảm giác ngứa ran ở tay và chân và cũng có thể xảy ra ở mí mắt và môi.

Có thể bạn quan tâm: Uống hồng trà Nam Phi khi mang thai có an toàn? 

Nếu muốn dùng nhụy hoa nghệ tây để nhận được những công dụng tuyệt vời mà loại thảo dược này mang lại, mẹ bầu nên tham vấn ý kiến bác sĩ sản khoa. Điều này giúp bạn xác định được lượng nhụy hoa nên dùng, hạn chế tối đa các tác dụng phụ bất lợi.

Minh Phú/HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Saffron During Pregnancy: Benefits, Uses, Side Effects & More

https://parenting.firstcry.com/articles/saffron-during-pregnancy-benefits-uses-side-effects-more/

Ngày truy cập 11/09/2019

Is it safe to drink saffron (kesar) milk during pregnancy and will it influence my baby’s complexion?

https://www.babycenter.in/x1023975/is-it-safe-to-drink-saffron-ikesari-milk-during-pregnancy-and-will-it-influence-my-babys-complexion

Ngày truy cập 11/09/2019

Saffron: Uses and Risks

https://www.webmd.com/vitamins-and-supplements/saffron-uses-and-risks

Ngày truy cập 11/09/2019

Nephrotoxicity and hepatotoxicity evaluation of Crocus sativus stigmas in neonates of nursing mice

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3999588/ Truy cập ngày 16/03/2022

Increased Miscarriage Rate in Female Farmers Working in Saffron Fields: A Possible Effect of Saffron Toxicity

https://apjmt.mums.ac.ir/article_3047_3.html Truy cập ngày 16/03/2022

Beliefs and practices regarding nutrition during pregnancy and lactation in a rural area in Karnataka, India: a qualitative study –

https://www.semanticscholar.org/paper/Beliefs-and-practices-regarding-nutrition-during-in-Catherin-Rock/c86f39501577de363e5478bb16f2d0e7dd56becc?p2df Truy cập ngày 16/03/2022

Phiên bản hiện tại

16/03/2022

Tác giả: Minh Phú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bà bầu thiếu máu nên ăn gì? Top 6 thực phẩm bổ máu cho bà bầu

9 Lời khuyên giúp đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh bạn không nên bỏ qua


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Minh Phú · Ngày cập nhật: 16/03/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo