backup og meta

5 dấu hiệu sắp hết nghén mà mẹ bầu cần lưu tâm để có thai kỳ khỏe mạnh

5 dấu hiệu sắp hết nghén mà mẹ bầu cần lưu tâm để có thai kỳ khỏe mạnh

Ốm nghén là một tình trạng phổ biến khi mang thai khiến không ít mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy, ốm nghén bao lâu thì hết và những dấu hiệu sắp hết nghén là gì?

Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được những dấu hiệu sắp hết nghén khi mang thai nhé!

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu cảm thấy buồn nôn trong thai kỳ. Theo ước tính của các chuyên gia, có khoảng ½ – ⅔ phụ nữ mang thai sẽ bị ốm nghén từ nhẹ đến nặng. Đây không chỉ là một dấu hiệu mang thai sớm, mà còn là triệu chứng thường gặp trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên.

Những cơn ốm nghén khiến mẹ bầu cảm thấy muốn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, chán ăn, khó chịu. Chính vì vậy mà không ít thai phụ muốn tìm hiểu dấu hiệu sắp hết nghén để có thể phần nào cảm thấy thoải mái về mặt tinh thần. 

Giải đáp thắc mắc: Ốm nghén bao lâu thì hết?

dấu hiệu sắp hết nghén

Tình trạng ốm nghén thường bắt đầu sớm nhất là vào tuần thứ 6 của thai kỳ, nhưng thời điểm này có thể khác nhau ở mỗi mẹ bầu. Hầu hết thai phụ đều bị ốm nghén trước tuần thứ 9 của thai kỳ.

Tình trạng ốm nghén đạt đến đỉnh điểm vào khoảng tuần thứ 8 đến 10 của thai kỳ. Tuy nhiên, thời gian này có thể khác nhau ở từng mẹ bầu.

Vậy, mang thai mấy tuần thì hết nghén? 

Ốm nghén có xu hướng cải thiện hoặc biến mất vào khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ (cuối tam cá nguyệt thứ nhất). 

Tuy nhiên, trên thực tế, một số mẹ bầu bị ốm nghén kéo dài đến đầu tam cá nguyệt thứ hai. Cho đến tuần 14 của thai kỳ, hầu hết những dấu hiệu ốm nghén đã biến mất. Trong một số ít trường hợp, ốm nghén có thể kéo dài đến cuối thai kỳ.

Bật mí 5 dấu hiệu sắp hết nghén ở mẹ bầu

Nhiều mẹ bầu thắc mắc làm sao biết tình trạng ốm nghén sắp hết? Hãy để Hello Bacsi giải đáp cho bạn thông qua 5 dấu hiệu sắp hết nghén sau đây:

1. Giảm buồn nôn

dấu hiệu sắp hết nghén

Tình trạng buồn nôn, nôn mửa khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu, ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của thai kỳ. Thế nhưng, khi thai kỳ vẫn bình thường mà các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa giảm dần, thì đó lại là một tin mừng. Đây chính là dấu hiệu sắp hết nghén dễ nhận biết nhất.

2. Ngủ ngon giấc là dấu hiệu sắp hết nghén

Dấu hiệu sắp hết nghén thứ hai phải kể đến là mẹ bầu cảm thấy ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn mỗi đêm.

Thông thường, những cơn buồn nôn và nôn do ốm nghén sẽ khiến bụng của mẹ bầu bị co thắt thường xuyên, ảnh hưởng đến tâm trí và tinh thần khiến mẹ bầu khó ngủ, thậm chí là ngủ không ngon giấc. 

Chính vì vậy mà khi bà bầu cảm nhận được bản thân dễ ngủ hơn, ngủ ngon giấc hơn, thì đó chính là biểu hiện cho thấy tình trạng ốm nghén có thể biến mất trong ít ngày tới. 

Lúc này, mẹ bầu có thể thoải mái, bớt lo nghĩ và tập trung chăm sóc bản thân và thai nhi.

3. Dấu hiệu sắp hết nghén: Thèm ăn, ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn

Việc bị nghén khi mang thai thường khiến mẹ bầu bị đầy hơi, chán ăn, thậm chí là bỏ bữa vì những cơn buồn nôn bất chợt. Không những thế, một số chị em bị ốm nghén còn cảm thấy hay bị nhạt miệng nên cũng ít khi thèm ăn, ăn không ngon miệng.

Hơn nữa, với suy nghĩ ăn vào cũng sẽ nôn ra hết, nhiều mẹ bầu cảm thấy chán nản và thường không hứng thú với việc ăn uống. Điều này ít nhiều cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian đầu khi mang thai, vì thế mà các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Khi cảm thấy thèm ăn, ăn nhiều hơn, ngon miệng hơn thì đây cũng chính dấu hiệu sắp hết nghén mà các mẹ bầu mong chờ. Lúc này, kích thước vòng bụng cũng sẽ dần lớn lên theo sự phát triển của em bé.

4. Tâm trạng vui vẻ, thoải mái hơn là dấu hiệu sắp hết nghén

dấu hiệu sắp hết nghén

Giai đoạn đầu mang thai bị những cơn ốm nghén hành hạ gần như khiến hầu hết mẹ bầu cảm thấy chán nản, buồn rầu. Nếu các chị em bỗng nhận thấy bản thân vui vẻ hơn, thoải mái hơn, không còn cảm thấy buồn rầu, gắt gỏng nữa, thì đây cũng chính là dấu hiệu sắp hết nghén. 

Mặt khác, việc giữ cho tinh thần tích cực, tránh căng thẳng, lo âu, cũng là cách để giảm bớt các ảnh hưởng của ốm nghén. Mẹ bầu có thể chia sẻ cảm xúc của bản thân với chồng, bạn bè, người thân. Việc tham gia các hoạt động về cách chăm sóc thai kỳ, giao lưu học hỏi kinh nghiệm với mẹ bầu khác… cũng có thể cải thiện tâm trạng của phụ nữ mang thai bị ốm nghén “hành”.

5. Dấu hiệu sắp hết nghén: Tăng cân đều đặn

Có thể nói việc mẹ bầu tăng cân là dấu hiệu sắp hết nghén rõ rệt nhất. Nguyên nhân là vì khi bớt ốm nghén, tinh thần sẽ thoải mái, vui vẻ hơn, ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn, ngủ ngon giấc hơn… làm cho mẹ bầu tăng cân. Điều này cũng giúp thai nhi phát triển tốt hơn.

Lúc này, mẹ bầu sẽ tăng cân đều đặn và cảm thấy khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, cùng lúc, các mẹ cũng cần lưu ý duy trì cân nặng trong mức tiêu chuẩn để tránh tình trạng thừa cân khi mang thai, thai nhi quá to gây khó sinh…

Bật mí cách giảm ốm nghén khi mang thai

dấu hiệu sắp hết nghén

Ốm nghén là tình trạng không thể ngăn ngừa được, nhưng bạn hoàn toàn có thể giảm các triệu chứng bằng cách áp dụng những biện pháp dưới đây:

  • Uống vitamin tổng hợp trước khi mang thai: Việc dùng một số loại vitamin trước sinh có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe giúp phụ nữ khi mang thai ít chịu tác động của ốm nghén, cũng như hồi phục sức khỏe nhanh hơn. Tuy nhiên, một số loại thuốc vitamin tổng hợp có chứa sắt có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng. Hãy trao đổi với bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp.
  • Bổ sung vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ: Vitamin B6 có thể hữu ích trong việc giảm ốm nghén, nhưng liều trên 200 mg/ngày có thể gây hại, nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi uống.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày: Việc mẹ bầu quá đói hay quá no đều có xu hướng gây buồn nôn. Do đó, phụ nữ mang thai nên ăn 5-6 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì 3 bữa lớn.
  • Hạn chế một số loại thực phẩm: Một số thực phẩm có thể khiến mẹ bầu buồn nôn nên hãy để ý và tránh xa những món ăn đó. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn thức ăn cay hoặc béo hay có mùi mạnh.
  • Sử dụng gừng: Gừng có thể giúp giảm ốm nghén. Các mẹ có thể dùng trà gừng, kẹo gừng, sử dụng gừng trong các món ăn, thức uống… Nhưng lưu ý là không nên quá lạm dụng gì gừng có tính nóng. 

Việc áp dụng những biện pháp này sẽ giúp các triệu chứng buồn nôn thuyên giảm, giúp mẹ bầu vượt qua cơn nghén nhẹ nhàng hơn. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được 5 dấu hiệu sắp hết nghén, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về chế độ dinh dưỡng và cách dưỡng thai phù hợp.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Morning Sickness: When It Starts, Treatment & Prevention https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16566-morning-sickness-nausea-and-vomiting-of-pregnancy Ngày truy cập: 01/08/2023

Morning sickness | March of Dimes https://www.marchofdimes.org/find-support/topics/pregnancy/morning-sickness Ngày truy cập: 01/08/2023

Morning sickness – Symptoms and causes – Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/morning-sickness/symptoms-causes/syc-20375254 Ngày truy cập: 01/08/2023

Pregnancy – morning sickness – Better Health Channel https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/pregnancy-morning-sickness Ngày truy cập: 01/08/2023

Vomiting and morning sickness – NHS https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/vomiting-and-morning-sickness/ Ngày truy cập: 01/08/2023

Phiên bản hiện tại

11/08/2023

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Biểu hiện ốm nghén thường gặp - Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi?

Các kiểu nghén khi mang thai và mẹo để “thoát khỏi" cơn nghén


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 11/08/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo