backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không?

Bạn đọc hỏi 

Chào bác sĩ 

Em mới sinh mổ bé đầu tiên được 3 tháng 1 tuần. Tuần trước, do nhận thấy có một số dấu hiệu giống như nghén nên em đi khám thì biết mình đã có thai được khoảng 4 tuần. Bác sĩ cho em hỏi là có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không? Vợ chồng em hiếm muộn, chữa mãi mới có con nên em không muốn bỏ thai. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp em làm thế nào để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé? 

Ngọc Mai, Phù Cát, Bình Định

Bác sĩ trả lời

Chào bạn Ngọc Mai 

Với câu hỏi có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho cả mẹ và bé?, ThS–BS Huỳnh Kim Dung hiện đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) giải đáp như sau:

Để biết có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không, bạn cần biết về khoảng thời gian mang thai sau sinh mổ bao lâu là an toàn và những rủi ro có thể xảy ra nếu mang thai sau sinh mổ sớm và những lưu ý cần tuân thủ:

Khoảng thời gian an toàn mang thai lại sau sinh mổ

Có một số chuyên gia cho rằng cần phải đợi 12-15 tháng sau mổ mới có thể mang thai lại. Một số tác giả khác lại cho rằng cần đến 18-24 tháng thì mới an toàn. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo 24 tháng là thời gian lý tưởng để mang thai lại sau sinh mổ nhằm giảm bớt các nguy cơ cho mẹ và trẻ sơ sinh. Nhìn chung, bạn nên đợi ít nhất 6 tháng đến 1 năm sau sinh mổ mới có thể tiếp tục mang thai trở lại. 

Hiện tại, bạn đã có thai lại sau sinh mổ 3 tháng. Dĩ nhiên đây là một thai kỳ có nguy cơ. Việc để thai được hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn: tuổi mẹ, tình trạng mong con hiếm muộn, thai kỳ trước có biến chứng hay không, tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn… Do đó, bạn cần thảo luận và theo dõi với bác sĩ để xem xét và cân nhắc.

Có thai sau sinh mổ 3 tháng có nguy hiểm không?

có thai sau sinh mổ 3 tháng

Việc mang thai lại quá sớm sau sinh mổ có thể gây ra một số nguy cơ:

  • Vỡ tử cung: theo 1 nghiên cứu vào năm 2010 thì tỷ lệ xảy ra là 5% nếu mang thai sau sinh mổ dưới 18 tháng
  • Nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, nhau bong non
  • Sinh non
  • Thai nhẹ cân. 

Làm thế nào để an toàn cho cả mẹ và thai nhi?

Thực tế là không có cách nào có thể ngăn cản những nguy cơ đã đề cập ở trên xảy ra. Chỉ có thể phát hiện sớm để giảm các biến chứng đến mức tối đa, bằng cách:

  • Theo dõi thai kỳ thật chặt chẽ ở bệnh viện chuyên khoa
  • Chế độ ăn cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ
  • Thảo luận cùng bác sĩ về kế hoạch chuẩn bị cho thời điểm em bé ra đời thích hợp.

Do đó, nếu trong các lần khám thai, kết quả kiểm tra mọi thứ không có gì nguy hiểm, bạn vẫn tiếp tục theo dõi thai kỳ như bình thường và không cần quá lo lắng nhé!

– Bạn có thể xem thêm các bài viết: 

Mẹ bầu cần biết gì về việc sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ?

Sinh mổ: Mẹ và bé phải đối mặt với những nguy cơ gì?

[Infographic] Sinh mổ lần 2: Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ!

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pregnancy and giving birth after a caesarean section

https://www.tommys.org/pregnancy-information/giving-birth/after-caesarean-section Ngày truy cập 18/5/2022

Multiple C-Sections

https://healthcare.utah.edu/womenshealth/pregnancy-birth/multiple-c-sections.php Ngày truy cập 18/5/2022

How long should you wait before getting pregnant again?

https://www.marchofdimes.org/pregnancy/how-long-should-you-wait-before-getting-pregnant-again.aspx Ngày truy cập 18/5/2022

All About Getting Pregnant After You’ve Had a Cesarean Delivery

https://www.healthline.com/health/pregnancy/pregnancy-after-c-section Ngày truy cập 18/5/2022

Getting Pregnant After C Section: How Long To Wait

https://www.momjunction.com/articles/soon-can-get-pregnant-c-section_0082815/

Ngày truy cập 18/5/2022

Phiên bản hiện tại

20/05/2022

Tác giả: Lan Quan

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

[Infographic] Sinh mổ lần 2: Giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của mẹ!

Sinh mổ lần 2 có đau không? Giải đáp băn khoăn và những hướng dẫn hữu ích dành cho mẹ


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Huỳnh Kim Dung

Sản - Phụ khoa · Bệnh Viện Quốc Tế Phương Châu


Tác giả: Lan Quan · Ngày cập nhật: 20/05/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo