Nổi mụn khi mang thai là một vấn đề tương đối phổ biến, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên. Để xử lý mụn, nhiều mẹ bầu chọn cách nặn mụn như một thói quen từng thực hiện trước đây. Liệu cách trị mụn này có đúng hay không? Phụ nữ có bầu nặn mụn được không?
Những thắc mắc về việc mẹ bầu có được nặn mụn không và cách trị mụn, phòng ngừa mụn khi mang thai sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.
Có bầu nặn mụn được không? Nguyên nhân bà bầu bị nổi mụn
Có bầu nặn mụn được không là băn khoăn của nhiều phụ nữ mang thai. Trước khi trả lời có mẹ bầu có nặn mụn được không, cùng tìm hiểu nguyên nhân gây mụn ở bà bầu.
Mụn xảy ra khi cơ thể sản xuất quá nhiều bã nhờn hoặc dầu, sau đó bị tắc nghẽn trong lỗ chân lông với các tế bào da chết tạo thành vi khuẩn có tên P.Acnes. Tình trạng mụn có thể được kích hoạt bởi một số nguyên nhân, bao gồm di truyền, căng thẳng, suy giảm miễn dịch khi mang thai và đặc biệt là nội tiết tố – thủ phạm thường xuyên gây nổi mụn khi mang thai. Cụ thể:
- Nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai và sự gia tăng estrogen là 2 nguyên nhân tiềm ẩn gây nổi mụn cho mẹ bầu. Androgen, một loại hormone làm kích hoạt sản xuất dầu dư thừa khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dẫn đến nổi mụn khi mang thai.
- Hệ miễn dịch suy giảm: Khi mang thai, làn da của phụ nữ trở nên nhạy cảm và yếu hơn do sự suy giảm miễn dịch. Vì thế, các yếu tố như vi khuẩn, bụi bẩn từ môi trường cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nổi mụn. Vỏ gối hoặc khăn tắm cũng có thể khiến da mẹ bị nổi mụn, vì các vật dùng này thường tích tụ tế bào da chết và tóc, sau đó đọng dầu trên da và tạo ra mụn xung quanh chân tóc.
- Tình trạng căng thẳng khi mang thai dẫn đến trằn trọc khó ngủ cũng là nguyên nhân gây mụn cho mẹ bầu.
Mời bạn đọc tiếp để biết phụ nữ có bầu nặn mụn được không.
Giải đáp thắc mắc: Có bầu nặn mụn được không?
Bạn đang thắc mắc phụ nữ có bầu nặn mụn được không? Hãy để Hello Bacsi giải đáp cho bạn.
Khi mụn xuất hiện, bản năng tự nhiên của mọi người thường là:
- Chạm vào các nốt mụn
- Nặn nhân mụn
- Thử nhiều phương pháp điều trị mụn và điều này có thể gây kích ứng da.
Bạn có biết những điều này chỉ làm tắc nghẽn thêm lỗ chân lông, làm tổn thương da và lây lan vùng mụn? Nếu thực hiện không đúng cách, việc nặn mụn có thể dẫn đến:
- Kích ứng làn da nhạy cảm của mẹ bầu
- Hành động nặn mụn sẽ gây nhiễm trùng da do tay chứa nhiều vi khuẩn hoặc dụng cụ nặn mụn chưa được sát khuẩn đúng cách
- Thói quen nặn mụn có thể khiến nụn nặng hơn và lây lan sang những vùng da khác
- Sưng mủ, viêm nốt mụn
- Nặn mụn sẽ khiến mụn mọc chồng mụn vì vết thương hở do nặn mụn không được xử lý đúng cách sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập và gây mụn. Điều này vô tình tạo ra 1 vòng luẩn quẩn.
- Nặn mụn có thể gây sẹo rỗ do rách da. Vết sẹo này có thể tồn tại trên da rất lâu sau khi hết mụn.
Đối với câu hỏi mẹ bầu được nặn mụn không? Tóm lại, nặn mụn là hành động có thể đẩy vi khuẩn và mủ vào sâu hơn trong da, gây sưng tấy và đỏ da. Việc nặn mụn cũng có thể dẫn đến đóng vảy và có thể để lại sẹo hoặc rỗ vĩnh viễn. Vì vậy, câu trả lời cho vấn đề “có bầu nặn mụn được không?” là không nên mẹ bầu nhé!
Như vậy, bạn đã biết được đáp án cho băn khoăn “có bầu nặn mụn được không?”. Tiếp theo đây, mời bạn tham khảo cách trị mụn an toàn cho mẹ bầu.
Cách chăm sóc da mụn cho bà bầu
Câu trả lời cho vấn đề “có bầu nặn mụn được không?” đã có. Thay vì đóng vai bác sĩ nặn mụn nghiệp dư hoặc đến hiệu thuốc để mua các loại kem và chất tẩy có tính mài mòn để xử lý mụn, hãy áp dụng các biện pháp trị mụn an toàn dành cho mẹ bầu mà Hello Bacsi tổng hợp được dưới đây:
1. Cách chăm sóc da mụn an toàn khi mang thai
Cách an toàn nhất để ngăn ngừa và điều trị mụn khi mang thai là chăm sóc da thật tốt. Mẹ bầu có thể áp dụng một số mẹo sau:
- Làm sạch da mặt là nguyên tắc hàng đầu trong quá trình điều trị mụn khi mang thai. Mẹ bầu nên rửa mặt nhẹ nhàng 2 lần/ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ dành cho bà bầu và nước ấm
- Không chà xát mặt bằng khăn vì có thể gây kích ứng da và khiến tình trạng da nổi mụn trở nên tồi tệ hơn
- Sau khi rửa mặt, vỗ nhẹ cho da khô, việc thấm khô da mặt bằng khăn bông mềm được khuyến khích hơn cả
- Tránh một số sản phẩm gây kích ứng da như tẩy da chết có tính tẩy rửa mạnh, chất làm se da, mặt nạ đóng gói, vì có thể làm trầm trọng thêm tình trạng mụn
- Không sử dụng mỹ phẩm hoặc kem chống nắng có dầu hoặc nhờn, sản phẩm tạo kiểu tóc hoặc kem che khuyết điểm mụn. Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, không gây dị ứng
- Có bầu nặn mụn được không? Không nặn mụn hay đưa tay lên mặt, chạm vào mụn vì điều đó sẽ gây nhiễm trùng và có thể dẫn đến sẹo
- Nếu bạn có mái tóc dầu, hãy gội đầu thường xuyên để giảm lượng dầu tích tụ quanh chân tóc. Nếu bạn có xu hướng nổi mụn xung quanh chân tóc, hãy gội đầu hàng ngày và cố gắng không để tóc dính vào mặt
- Nếu bạn sử dụng kem dưỡng ẩm, hãy đảm bảo rằng kem không chứa dầu
- Nếu bắt buộc phải trang điểm, hãy sử dụng các sản phẩm có gốc nước thay vì gốc dầu và được dán nhãn “không gây mụn”, nghĩa là sẽ không làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến mụn sinh sôi
- Tẩy sạch lớp trang điểm trước khi đi ngủ
- Tránh để các vật dụng khác chạm vào mặt. Việc mặc quần áo hoặc mũ chật hay đeo khẩu trang nhiều cũng có thể gây ra vấn đề, đặc biệt nếu bạn đang đổ mồ hôi. Mồ hôi và dầu có thể góp phần gây ra mụn trứng cá
- Giặt và thay mới vỏ gối, drap trải giường và khăn tắm thường xuyên
- Bạn có thể đắp mặt nạ từ các nguyên liệu thiên nhiên như mật ong, nghệ, yến mạch… để làm giảm tình trạng mụn viêm và cung cấp dinh dưỡng cho da khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm
2. Chăm sóc da từ bên trong
Khi vấn đề có bầu nặn mụn được không đã không còn là mối bận tâm của bạn, hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc da từ bên trong để điều trị và phòng ngừa mụn tái phát trong thời kỳ mang thai. Các phương pháp chăm sóc da mụn cần kết hợp điều trị cả trong lẫn ngoài mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bởi vì nguyên nhân gây mụn chủ yếu là do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, nên mẹ bầu cần điều chỉnh nội tiết tố bằng cách:
- Ăn một chế độ dinh dưỡng cân bằng với nhiều rau xanh, trái cây giúp thải độc gan và thanh nhiệt cơ thể
- Uống đủ nước cũng là cách cung cấp độ ẩm cho da. Khi da đủ độ ẩm, hiện tượng tiết dầu nhờn cũng sẽ giảm bớt và các vấn đề về mụn khi mang thai cũng thuyên giảm
- Tránh xa rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá
- Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ cay nóng vì đây là yếu tố khiến mụn phát triển
- Bổ sung vitamin B, vitamin C, vitamin E… và một số khoáng chất như kẽm có tác dụng giảm các triệu chứng mụn
- Ngủ đủ giấc cũng làm cho tinh thần thoải mái hơn và giúp cơ thể điều hòa nội tiết tố
- Tránh lo âu, căng thẳng và mệt mỏi trong thời kỳ mang thai cũng là chìa khóa để mẹ bầu có làn da đẹp mịn màng.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được phụ nữ có bầu nặn mụn được không và những biện pháp trị mụn an toàn từ trong ra ngoài.
[embed-health-tool-due-date]