backup og meta

Bác sĩ sản khoa giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn khổ qua được không?

Bác sĩ sản khoa giải đáp thắc mắc: Bà bầu ăn khổ qua được không?

Bà bầu ăn khổ qua được không hay có thai ăn khổ qua được không… là thắc mắc của không ít phụ nữ mang thai bởi lo sợ sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng.

Khổ qua (hay còn gọi mướp đắng) là một loại quả rất tốt cho sức khỏe và khá phổ biến ở nhiều vùng của Đông Nam Á. Thế nhưng bà bầu có nên ăn khổ qua hay bầu ăn mướp đắng được không? Bà bầu lỡ ăn khổ qua có nguy hại gì đến sức khỏe thai nhi không? Cùng tìm hiểu thông tin mà bác sĩ Tạ Trung Kiên chia sẻ trong bài viết sau để yên tâm hơn bạn nhé!

Bà bầu có ăn khổ qua được không hay bầu ăn mướp đắng được không?

bà bầu tham khảo ý kiến bác sĩ

Không ít người thắc mắc có thai ăn khổ qua được không hay có bầu 4 tháng ăn khổ qua được không? Thực tế, trong thời gian mang thai việc ăn khổ qua ở một mức độ vừa phải thì không có gì đáng lo. Thời gian tốt nhất để ăn khổ qua là giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai bởi vì lúc này nguy cơ  sảy thai đã giảm xuống.

6 lợi ích của khổ qua với bà bầu

Một số tác dụng của khổ qua với bà bầu mà bạn có thể tham khảo gồm: 

  1. Hỗ trợ sự phát triển thần kinh trong bào thai: Khổ qua chứa hàm lượng folate cao, cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và hệ thần kinh của bé. Folate giúp giảm nguy cơ bé sinh ra mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh.
  2. Hỗ trợ tiêu hóa: Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong thời gian mang thai do tử cung mở rộng và hormone thay đổi có thể được cải thiện khi dùng khổ qua. Khổ qua chứa chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giảm các vấn đề như táo bón thai kỳ, khó tiêu…
  3. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ: Khổ qua có đặc tính chống tiểu đường vì chứa nhiều chất dinh dưỡng charantin và polypeptide-P, giúp cân bằng lượng đường trong máu.
  4. Tăng cường hệ miễn dịch: Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của bạn sẽ bị suy yếu. Khổ qua rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  5. Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng: Khổ qua còn có chứa kẽm, sắt, niacin, kali, axit pantothenic, magiê, mangan và pyridoxin. Tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai.
  6. Kiểm soát sự tăng cân: Chất xơ có trong khổ qua sẽ giúp kiềm chế cơn đói của bạn. Điều này giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại.

Bà bầu lỡ ăn khổ qua nhiều có bị gì không?

Có bầu ăn canh khổ qua nhiều có được không hay bầu ăn mướp đắng được không là thắc mắc rất thường gặp. Thực tế, một số bác sĩ khuyên bà bầu không nên ăn khổ qua quá nhiều trong thời gian mang thai để tránh gặp phải các vấn đề như sau: 

  • Gây ra các vấn đề về tiêu hóa: Mẹ bầu ăn quá nhiều khổ qua có thể dẫn đến tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng…
  • Hại gan : Trong một số nghiên cứu chiết xuất khổ qua trên chuột gây ảnh hưởng đến chức năng gan. Do đó, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều loại rau ăn quả này. 
  • Dẫn đến sảy thai: Ăn quá nhiều khổ qua có thể làm rối loạn tử cung, dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Một số nghiên cứu về khổ qua trên động vật có thể dẫn đến sảy thai. Hiện chưa có nghiên cứu khẳng định tính an toàn tuyệt đối của khổ qua, hay độc tính của nó trên thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chỉ ăn ít vừa đủ thôi nhé.

Tuy nhiên, việc loại bỏ khổ qua hoàn toàn ra khỏi chế độ ăn không phải là một giải pháp đúng đắn. Tốt hơn hết, bạn nên tìm hiểu kỹ về các chất dinh dưỡng có trong khổ qua để biết bạn nên ăn bao nhiêu là tốt nhất.

Giá trị dinh dưỡng của khổ qua

bà bầu ăn khổ qua

  • Calorie – 17kcal
  • Carbohydrate – 3,7g
  • Protein – 1g
  • Chất xơ – 2,8g
  • Chất béo – 0,17g
  • Axit folic – 72 mcg
  • Axit pantothenic – 0,212g
  • Niacin – 0,4mg
  • Riboflavin – 0,04mg
  • Pyridoxine – 0,043 mg
  • Thiamin – 0,04 mg
  • Vitamin A – 471 IU
  • Vitamin C – 84 mg
  • Canxi – 19 mg
  • Sắt – 0,43 mg
  • Đồng – 0,034 mg
  • Kẽm – 0,80 mg
  • Mangan – 0,089 mg

Bà bầu ăn khổ qua với những công thức chế biến đơn giản

Ngoài món canh khổ qua nhồi thịt hay nhồi cá thát lát hoặc khổ qua trộn trà bông đơn giản dễ làm, mẹ bầu có thể chế biến các món ăn ngon miệng với loại quả này theo công thức gợi ý dưới đây:

Cà ri khổ qua

Đây là một món ăn đơn giản, bạn có thể dùng với cơm trắng và bánh mì. Bạn cần:

  • 1 trái khổ qua nặng khoảng 250g
  • 1 củ hành trung bình hoặc lớn (thái nhỏ)
  • 2 muỗng dầu
  • Nửa muỗng cà phê hạt thì là
  • 2 quả ớt xanh (tùy chọn)
  • 1 muỗng cà phê bột hạt thì là
  • 1 muỗng cà phê bột ớt
  • 1 muỗng bột rau mùi
  • Một ít nghệ
  • Muối
  • Một ít a ngùy (hing (asafoetida))
  • Lá cà ri
  • 1/2 thìa cà phê nước chanh
  • Hạt rau mùi

Cách làm

Cắt đôi khổ qua, nạo bỏ hạt, thành từng miếng mỏng. Đun dầu, thêm thì là. Sau đó, thêm a ngùy khi hạt thì là bắt đầu nứt ra. Thêm hành tây và lá cà ri vào xào.

Cho khổ qua và muối vào, để khoảng 2 – 3 phút, đậy nắp và đun ở nhiệt độ thấp. Khi đã chín, cho thêm bột ớt, bột thì là và bột rau mùi. Trộn đều.

Đảo đều và tiếp tục nấu ở nhiệt độ thấp. Bạn có thể thêm một ít nước nếu món cà ri có vẻ quá khô. Nếm thử để biết vị của món ăn đã phù hợp hay chưa. Thêm rau mùi, nước chanh và trộn đều. Cuối cùng, múc ra đĩa và ăn kèm với bánh mì hoặc cơm trắng.

Khổ qua chiên

Bạn có thể làm giảm vị đắng của khổ qua bằng cách chiên nó. Món này có thể ăn cùng với cơm. Bạn cần:

  • 2 trái khổ qua
  • 1 bát bột bắp
  • Nửa muỗng hạt mù tạt
  • 1 thìa bột ớt
  • 1 thìa dầu
  • Muối và nghệ.

Cách làm

Rắc muối lên những miếng khổ qua đã cắt nhỏ, xóc đều và để khoảng 30 phút. Sau đó, vắt nước bỏ đi, điều này sẽ giúp loại bỏ vị đắng. Nhúng miếng khổ qua vào bột ngô, bột ớt và nghệ. Đun nóng dầu, cho khổ qua vào chiên cho đến khi giòn.

Khổ qua và rau củ chiên

Món ăn này là sự kết hợp giữa khổ qua với những loại rau giàu dinh dưỡng khác. Điều này cũng giúp giảm bớt một chút vị đắng của món khổ qua. Bạn cần:

  • 3 trái khổ qua vừa
  • 1 củ dền
  • 2 củ cà rốt
  • 1 củ hành
  • 1 thìa bột ớt
  • 2 muỗng dầu
  • Muối theo khẩu vị

Cách làm

Cắt tất cả các loại rau thành những miếng nhỏ. Đun nóng dầu và cho khổ qua vào. Đun ở nhiệt độ thấp cho đến khi chín. Thêm cà rốt, củ dền vào xào. Sau đó, thêm hành tây và rau, xào cho đến khi chúng chín. Thêm muối khi rau đã chín. Thêm ớt bột, lá cà ri và để trên bếp thêm một thời gian. Sau đó, múc ra đĩa và thưởng thức.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc có thai ăn khổ qua được không hay bầu ăn mướp đắng được không, bà bầu lỡ ăn khổ qua nhiều có bị gì không? Hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về loại quả này và cách ăn khổ qua đúng nhé!

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Bitter Melon https://medlineplus.gov/druginfo/natural/795.html Ngày truy cập: 03/06/2021

Bitter melon, horseradish, jute, or radish leaves, cooked https://fdc.nal.usda.gov/fdc-app.html#/food-details/1103168/nutrients Ngày truy cập: 03/06/2021

Philippines “Ampalaya” (bitter gourd) http://www.vegetarian.org.nz/recipes/philippines-ampalaya-bitter-gourd/ Ngày truy cập: 03/06/2021

Bitter Gourd (Karela) In Pregnancy: Does It Lead To A Miscarriage? http://www.momjunction.com/articles/benefits-of-bitter-gourd-during-pregnancy_00326723/ Ngày truy cập 15/3/2018

8 Benefits Of Eating Bitter Gourd During Pregnancy http://www.stylecraze.com/articles/benefits-of-eating-bitter-gourd-during-pregnancy/#gref Ngày truy cập 15/3/2018

7 Health Benefits of Bitter Gourd During Pregnancy https://www.ifmch.com/7-health-benefits-of-bitter-gourd-during-pregnancy/  ngày truy cập 15/03/2020

Phiên bản hiện tại

22/08/2021

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 22/08/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo