backup og meta

Làn da thay đổi khi mang thai: Bật mí mẹo chăm sóc da bà bầu hiệu quả

Làn da thay đổi khi mang thai: Bật mí mẹo chăm sóc da bà bầu hiệu quả

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của cơ thể mẹ bầu trở nên suy yếu, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh. Không những vậy, làn da của mẹ bầu còn gặp phải rất nhiều vấn đề do sự thay đổi của hormone. Lúc này, nếu đề kháng da được chăm sóc đúng cách và vững chắc sẽ hỗ trợ rất nhiều để bảo vệ mẹ khỏi tác nhân gây hại. Do đó, việc tăng cường chăm sóc da bà bầu nói chung và bảo vệ đề kháng da nói riêng là biện pháp hữu hiệu nhất giúp da luôn khỏe mạnh.

Cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng, cơ thể người mẹ không chỉ thay đổi về vóc dáng mà làn da cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt ở nhiều vị trí. Hiểu rõ những vấn đề về da mà mẹ bầu đang mắc phải, Hello Bacsi đã sưu tầm một số cách chăm sóc da bà bầu hữu ích nhằm tăng khả năng đề kháng da nên dù mang thai, bạn vẫn có làn da tươi xinh, rạng rỡ và khỏe khoắn, đồng thời giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh để đón ngày bé yêu chào đời.

Rạn da

Rạn da là vấn đề về da mà nhiều phụ nữ mang thai nhắc đến nhất. Gần 90% phụ nữ mang thai gặp phải cảnh tượng những vết rạn nâu đỏ hay trắng bạc xuất hiện ngoằn ngoèo trên vùng bụng, đùi, hông, ngực như mạng nhện dày đặc. Tình trạng này thường gặp nhiều vào 3 tháng cuối của thai kỳ, khi mà em bé đã lớn dần trong bụng mẹ. Tốc độ tăng cân của người mẹ sẽ là yếu tố góp phần quyết định vào mức độ rạn da. Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làn da của mẹ bầu bị rạn nhiều hay ít.

Giải pháp:

Bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên để cho làn da được săn chắc và khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại kem có chứa vitamin E và axit alpha hydroxy để tăng sức chịu đựng cho da giúp ngăn ngừa tình trạng này. Hãy nhớ khi gặp phải tình trạng này, bạn đừng quá lo lắng bởi những vết rạn này sẽ mờ dần và biến mất sau khi sinh xong nếu bạn biết chăm sóc da đúng cách.

Có thể bạn quan tâm: Rạn da khi mang thai: Bí quyết ngăn ngừa và điều trị giúp bạn lấy lại tự tin

Nám, sạm da

chăm sóc da bà bầu bị nám

Khi mang thai, các sắc tố melanin trong da tăng lên đáng kể làm xuất hiện các mảng da tối màu trên trán, má, cổ, nách, ngực của mẹ bầu. Ngoài ra, các nốt ruồi và tàn nhang trên làn da của mẹ bầu cũng trở nên đậm màu hơn. Có khoảng 50% phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề về da này.

Giải pháp:

Để bảo vệ làn da tốt hơn, mỗi khi ra ngoài, mẹ bầu nên thoa loại kem chống nắng có chỉ số SPF lớn hơn 15. Ngoài ra, mẹ bầu nhớ đội mũ rộng vành khi đi ra ngoài hoặc khi đi dưới trời nắng để tránh tia cực tím và giảm nguy cơ sạm, nám da.

Có thể bạn quan tâm: Bà bầu bị nám da khi mang thai khác gì với nám da thường?

Nổi mụn

Da mặt thay đổi khi mang thai có thể gây nổi mụn. Đây là lo lắng thường gặp của nhiều bà bầu, đặc biệt là với những phụ nữ vốn hay bị nổi mụn trước khi mang thai. Nguyên nhân chính là do trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sản xuất nhiều hormone kích thích da tiết ra nhiều bã nhờn và dầu, làm tắc nghẽn lỗ chân lông, gây mụn.

Giải pháp:

Để ngăn ngừa mụn và hạn chế dầu cho làn da, bạn nên thường xuyên làm sạch da. Bạn nên tránh sử dụng bất cứ loại kem hoặc liệu pháp trị mụn nào bởi nếu không được chỉ dẫn từ bác sĩ, một số hóa chất trong các sản phẩm trị mụn sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Có thể bạn quan tâm: Biện pháp giúp giảm mụn trứng cá khi mang thai

Nổi gân xanh, gân đỏ

Khi mang thai, các mao mạch sẽ trở nên mỏng manh, nhạy cảm và rất dễ bị vỡ dưới áp lực của việc tăng tuần hoàn máu. Đây là nguyên nhân chính làm xuất hiện những đường gân máu nhỏ trên má. Thông thường, tình trạng này sẽ biến mất sau khi mẹ bầu sinh con.

Còn hiện tượng nổi gân xanh là do chứng giãn tĩnh mạch gây ra khi lượng máu trong cơ thể người mẹ tăng lên để cung cấp cho thai nhi. Tình trạng giãn tĩnh mạch có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau đớn và thường xuất hiện nhiều ở bắp chân, đùi, cổ, ngực.

Giải pháp:

Để khắc phục tình trạng xuất hiện các đường gân xanh, đỏ nổi ngoằn ngoèo trên da, bạn có thể thử một số biện pháp sau:

  • Tránh đứng trong thời gian dài
  • Đi bộ nhẹ nhàng càng nhiều càng tốt để giúp máu lưu thông tốt hơn
  • Kê cao chân khi nằm để giúp các tĩnh mạch được nghỉ ngơi và giải phóng bớt áp lực lên tĩnh mạch chân
  • Tránh ngồi trong thời gian dài
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C để giúp tĩnh mạch khỏe mạnh, tăng tính đàn hồi cho da và tăng đề kháng da
  • Kiểm soát cân nặng: Mẹ bầu nên duy trì cân nặng trong mức chuẩn, tránh tăng cân quá nhanh và quá nhiều.

Chăm sóc da bà bầu

Ngứa bụng

Theo thời gian, em bé trong bụng cũng ngày một lớn, bụng bạn cũng ngày một lớn hơn khiến da bụng phải căng ra. Tình trạng này làm cho làn da bà bầu trở nên khô, gây ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi hoặc vàng da, bạn nên liên hệ với bác sĩ bởi đây có thể là dấu hiệu của tình trạng ứ mật sản khoa, có liên quan đến chức năng của gan và thận. Nếu bạn bị ngứa dữ dội và có xu hướng lan xuống cánh tay và chân, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị nổi mề đay trong thai kỳ (PUPP). Theo thống kê, tỷ lệ mắc phải căn bệnh này ở các mẹ bầu là 1/150.

Giải pháp:

Mỗi ngày, bạn nên uống nhiều nước vì điều này sẽ giúp duy trì độ ẩm của làn da ngay từ bên trong. Ngoài ra, bạn cũng chú ý vệ sinh da cẩn thận bằng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, phù hợp, tăng khả năng đề kháng của da. Bạn cũng có thể thử tắm bột yến mạch để cải thiện tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. 

Đường sọc nâu chạy dưới bụng

Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, bạn sẽ thấy trên bụng xuất hiện một đường sẫm màu chạy từ phía trên rốn đến xương mu. Thực tế, mỗi người phụ nữ đều có sẵn đường sọc này nhưng bình thường nó tương đồng với màu da nên chúng ta không để ý. Khi mang thai, lượng hormone estrogen tăng lên khiến cơ thể mẹ bầu có nhiều sắc tố hơn, từ đó đường sọc nâu này sẽ trở nên sẫm màu hơn. Không những vậy, lượng sắc tố này tăng lên còn khiến cơ thể xuất hiện nhiều vết thâm nám trên mặt hoặc ở vùng da quanh đầu vú.

Giải pháp:

Bạn không thể làm gì để ngăn sự xuất hiện của đường sọc nâu này vì nó là một phần của thai kỳ. Tuy nhiên, đa phần, đường sọc nâu này sẽ dần mờ đi sau khi bạn sinh xong nhưng cũng có một số trường hợp, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn.

Nếu không muốn đường sọc nâu này trở nên sẫm hơn, bạn có thể tránh để da bụng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá nhiều. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thêm axit folic vì nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit folic có thể giúp ngăn hiện tượng da sẫm màu và đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển não bộ của thai nhi.

Trên đây là một số thay đổi về da thường gặp khi mang thai và cách khắc phục. Ngoài những biện pháp kể trên, các bà bầu cũng nên chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh da đúng cách để phát huy sức kháng da, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn gây bệnh, từ đó ngăn ngừa một số bệnh tật và giúp làn da luôn trắng hồng, rạng rỡ.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Skin changes during pregnancy https://americanpregnancy.org/pregnancy-health/skin-changes-during-pregnancy/ Ngày truy cập: 27/5/2019

Which skin conditions occur during pregnancy? https://www.medicalnewstoday.com/articles/305605.php Ngày truy cập: 27/5/2019

What skin changes can I expect during pregnancy? https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/expert-answers/skin-changes-during-pregnancy/faq-20416440 Ngày truy cập: 27/5/2019

Changes to your skin during pregnancy

https://www.pregnancybirthbaby.org.au/changes-to-your-skin-during-pregnancy#:~:text=Hormonal%20changes%20taking%20place%20in,%2C%20called%20’linea%20nigra‘. Truy cập ngày 17/07/2022

Skin Conditions During Pregnancy

https://www.acog.org/womens-health/faqs/skin-conditions-during-pregnancy Truy cập ngày 17/07/2022

Pregnancy and Skin Changes

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=pregnancy-and-skin-changes-134-7 Truy cập ngày 17/07/2022

Phiên bản hiện tại

17/07/2022

Tác giả: Ngân Phạm

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Bà bầu bị tiêu chảy: Mọi điều cần biết trong từng tam cá nguyệt

Kinh nghiệm ở cữ sau sinh mổ: Kiêng cữ như thế nào là khoa học?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Ngân Phạm · Ngày cập nhật: 17/07/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo