Bị chóng mặt khi mang thai khá phổ biến trong thời gian bầu bí và có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang gặp chứng thiếu máu thiếu sắt.
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể phải chịu đựng cảm giác mất phương hướng, bị chóng mặt khi mang thai như sắp ngã hoặc ngất xỉu. Tuy nhiên, đây chỉ là một triệu chứng bình thường và sẽ được cải thiện nếu mẹ bầu nắm rõ các bí kíp sau.
Nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt khi mang thai
Thủ phạm khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, bị chóng mặt khi mang thai chia theo từng giai đoạn gồm:
Tam cá nguyệt thứ nhất
Nồng độ nội tiết tố progesterone cao có thể khiến cho các mạch máu của mẹ bầu mở rộng, làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi nhưng lại giảm lưu lượng máu ở toàn cơ thể dẫn đến huyết áp hạ thấp. Khi huyết áp thiếu ổn định, lượng máu sẽ theo đó mà thiếu hụt, gây ra cảm giác khó chịu, bị chóng mặt khi mang thai.
Bên cạnh đó, chứng ốm nghén cũng góp phần gây ra tình trạng trên bởi việc nôn mửa liên tục có thể làm bạn choáng váng, mất thăng bằng.
Tam cá nguyệt thứ hai
Trong giai đoạn phát triển, thai nhi sẽ bắt đầu lớn dần, tạo áp lực lên tử cung mẹ bầu hoặc gây chèn ép mạch máu khiến quá trình lưu thông diễn ra thiếu suôn sẻ, gây ra cảm giác chóng mặt khi mang thai. Bên cạnh đó, nếu thường xuyên đứng quá lâu hoặc do tính chất công việc phải hoạt động trong nhiều giờ liên tiếp, bạn sẽ cảm thấy choáng váng nhẹ. Nguyên do là cơ thể đang phát ra tín hiệu cảnh báo bạn dần kiệt sức rồi đấy.
Tam cá nguyệt thứ ba
Nhiều mẹ bầu vì chẳng muốn phải đi vệ sinh thường xuyên nên ngại uống nước. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng khác còn khó chịu hơn: Đau đầu chóng mặt khi mang thai do mất nước. Nếu lượng chất lỏng trong cơ thể bị thiếu hụt, bạn sẽ cảm thấy choáng váng từ nhẹ đến nghiêm trọng.
Ngoài ra, một lý do khác khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng trên là thiếu máu. Lúc này, cơ thể bạn chưa tạo ra đủ máu để lấp đầy hệ thống tuần hoàn đang mở rộng nhanh chóng.
Trong thai kỳ, tình trạng ốm nghén làm cho bạn chẳng thiết tha gì đến việc ăn uống, tạo tiền đề cho sự thiếu hụt những dưỡng chất tạo máu quan trọng, chẳng hạn như sắt, folate.
Trong những nguyên nhân khiến bạn bị chóng mặt khi mang thai kể trên thì tình trạng thiếu máu thiếu sắt có thể xuất hiện ở bất cứ giai đoạn nào chứ không riêng tam cá nguyệt thứ ba. Ngoài triệu chứng chóng mặt, thiếu máu thiếu sắt có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, thậm chí là khó thở.
Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt khiến bà bầu bị chóng mặt khi mang thai
Theo chuyên gia, thiếu sắt là nguyên nhân gây thiếu máu phổ biến nhất. Có khá nhiều lý do giải thích vì sao bà bầu bị thiếu sắt, chẳng hạn như:
Không có đủ lượng sắt cần thiết
Cơ thể mẹ bầu sử dụng sắt để tạo ra huyết sắc tố, một loại protein hiện diện ở các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ mang oxy đến các mô của cơ thể.
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ cần gấp đôi lượng chất sắt so với thông thường nhằm tạo ra nhiều máu hơn để cung cấp oxy cho em bé. Nếu không được bổ sung hoặc dự trữ đủ nguyên tố vi lượng này trong cơ thể, bạn có thể bị thiếu máu thiếu sắt.
Không có khả năng hấp thụ sắt
Một số tình trạng rối loạn cũng can thiệp vào cách cơ thể bạn hấp thụ sắt, chẳng hạn như bệnh celiac hoặc viêm ruột từng vùng (bệnh Crohn) sẽ khiến dưỡng chất quan trọng này hiện diện ở mức độ rất thấp, không thể phục vụ nhu cầu tạo máu.
Biện pháp cải thiện chóng mặt khi mang thai do thiếu máu thiếu sắt
Để cải thiện tình bị chóng mặt khi mang thai, bạn có thể thực hiện theo 7 gợi ý sau:
Đi đứng chậm rãi
Đừng đứng dậy quá nhanh khi bạn đang ngồi hoặc nằm vì có thể khiến huyết áp giảm xuống, khiến mẹ bầu bị chóng mặt. Ngoài ra, hãy chợp mắt khoảng 5 – 10 phút khi bạn cảm thấy mệt mỏi, đừng cố gắng làm việc tiếp bởi sẽ chỉ khiến khiến triệu chứng khó chịu trở nên nghiêm trọng hơn.
Uống nhiều nước
Mẹ bầu nên đặt ra mục tiêu uống đủ nước, từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày vì cảm giác chóng mặt, choáng váng cũng có thể là dấu hiệu của mất nước. Vào những ngày thời tiết nóng, bạn hãy tích cực bổ sung chất lỏng bằng những thức uống thơm ngon như nước ép trái cây, canh rau, nước lọc.
Hạn chế nằm ngửa
Khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba, mẹ bầu nên tránh tư thế nằm ngửa những lúc nghỉ ngơi vì trong giai đoạn này, tử cung của bạn sẽ đè lên tĩnh mạch chủ (tĩnh mạch chính có nhiệm vụ đưa máu từ vùng dưới cơ thể trở lại tim). Tư thế nằm ngửa có thể cản trở quá trình lưu thông máu và gây ra cảm giác bị chóng mặt khi mang thai.
Chia nhỏ các bữa ăn
Việc đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ, lành mạnh khi mang thai là điều rất quan trọng. Thay vì quá tập trung vào 3 bữa chính, mẹ bầu hãy dùng thêm các bữa phụ xen kẽ với những món ăn thơm ngon, chẳng hạn như sữa chua trái cây, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt.
Bổ sung vitamin C từ thực phẩm để ngừa thiếu máu thiếu sắt
Vitamin C là một trong những khoáng chất cần thiết và quan trọng cho mẹ bầu, không những giúp nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch, từ đó ngăn ngừa bệnh tật mà còn khuyến khích cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.
Các thực phẩm giàu vitamin C tốt cho mẹ bầu là:
- Sơ ri
- Súp lơ
- Dâu tây
- Cà chua
- Cải xoăn
- Dưa vàng
- Khoai lang
- Ớt chuông
- Bông cải xanh.
Ăn các thực phẩm giàu sắt tốt cho phụ nữ bị chóng mặt khi mang thai
Các thực phẩm cung cấp thêm chất sắt mà mẹ bầu không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống của mình là:
- Hạt bí
- Trứng
- Nho khô
- Các loại đậu
- Ngũ cốc nguyên cám
- Rau lá màu xanh đậm
- Hải sản (chẳng hạn như nghêu, cá mòi, tôm và hàu)
Sử dụng viên uống bổ sung sắt
Viên uống bổ sung sắt sẽ là giải pháp tối ưu cho những mẹ bầu đang bị chóng mặt khi mang thai do thiếu máu thiếu sắt. Ngoài ra, nếu bị tình trạng ốm nghén hành hạ khiến bạn chẳng thể ăn đủ lượng cần thiết thì việc tìm đến nguồn bổ sung thay thế cần được ưu tiên hơn cả.
Hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung sắt dành cho phụ nữ mang thai được bán trên thị trường. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn thực phẩm bảo vệ sức khỏe với các tiêu chí sau:
- Viên sắt có thành phần là sắt hữu cơ (sắt fumarate) nhằm đảm bảo hàm lượng sắt cao, dễ hấp thu, đồng thời ít gây táo bón
- Sản phẩm ở dạng viên nang mềm vừa dễ uống vừa có hương vani giúp che giấu được mùi vị vốn khó chịu của sắt
- Viên uống chứa sắt kết hợp với axit folic cùng vitamin B12. Đây đều là các dưỡng chất thiết yếu cho quá trình sản xuất hồng cầu, duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào máu, tăng cường quá trình trao đổi chất cho cơ thể…
[embed-health-tool-due-date]