backup og meta

Bầu có nên quan hệ bằng miệng không? Có cần chú ý gì không?

Bầu có nên quan hệ bằng miệng không? Có cần chú ý gì không?

Bầu có nên quan hệ bằng miệng không hay quan hệ bằng miệng khi mang thai có nguy hiểm không, có sao không… là những thắc mắc rất thường gặp. 

Nhu cầu tình dục khi mang thai là điều vô cùng bình thường và thậm chí còn được khuyến khích bởi vừa giúp làm tăng sự gắn kết tình cảm vợ chồng, đồng thời giải phóng các hormone hưng phấn để mẹ bầu giảm căng thẳng. Tuy nhiên, một số hoạt động trong lúc sinh hoạt chăn gối, chẳng hạn như oral sex hay quan hệ bằng miệng khi mang thai vẫn được nhiều chị em phân vân về mức độ an toàn. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc liệu bầu có nên quan hệ bằng miệng không và cần chú ý những gì. 

Quan hệ tình dục bằng miệng hay oral sex là gì? 

Trước khi đi tìm lời đáp cho thắc mắc bầu có nên quan hệ bằng miệng không, hãy cùng tìm hiểu thực chất của quan hệ bằng miệng là như thế nào?

Quan hệ tình dục bằng miệng là hành động sử dụng miệng, môi hoặc lưỡi của bạn để kích thích bộ phận sinh dục của “đối tác”. Hành động này có thể liên quan đến việc mút hoặc liếm dương vật (fellatio), âm đạo, âm hộ hoặc âm vật (cunnilingus) hoặc hậu môn (anilingus).

Quan hệ tình dục bằng miệng thường được xem như một phần của màn dạo đầu trước khi giao hợp. Nhiều cặp đôi sử dụng phương thức này để hâm nóng lẫn tạo cảm giác ham muốn cho đối phương, bên cạnh đó, kích thích bằng miệng cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong hoặc sau khi quan hệ.

Chưa kể đến, quá trình oral sex khi mang thai sẽ trở nên vô cùng thú vị do lượng máu cung cấp cho âm đạo và môi âm hộ lúc này sẽ tăng lên. Trên thực tế, các nhà khoa học đã ghi nhận nguy cơ sinh non sẽ giảm xuống nếu bạn quan hệ tình dục thường xuyên trong lúc bầu bí.

Bà bầu có nên quan hệ bằng miệng không, quan hệ bằng miệng có an toàn không?

bầu có nên quan hệ bằng miệng không

Nhiều chị em bầu bí thường băn khoăn quan hệ bằng miệng khi mang thai có nguy hiểm không hay quan hệ bằng miệng cho chồng khi mang thai có sao không? Câu trả lời là nếu được bác sĩ “bật đèn xanh” cũng như đảm bảo rằng chồng/nửa kia của bạn không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe lẫn bệnh có thể lây truyền, bạn có thể quan hệ tình dục bằng miệng.

Bên cạnh đó, vẫn sẽ tồn tại một số triệu chứng lẫn dấu hiệu cho thấy bạn không nên tiến hành chuyện chăn gối bởi tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng mang thai bao gồm:

  • Rò rỉ nước ối
  • Bạn có tiền sử sinh non
  • Chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Cổ tử cung của bạn bắt đầu mở sớm (suy yếu cổ tử cung)
  • Nhau thai tiền đạo (nhau thai của bạn che phủ một phần hoặc hoàn toàn lỗ cổ tử cung). 

Quan hệ bằng miệng khi mang thai: Những biện pháp phòng ngừa cần áp dụng 

bầu có nên quan hệ bằng miệng không

Sau khi biết được câu trả lời cho thắc mắc bầu có nên quan hệ bằng miệng không, phụ nữ mang thai cũng nên tìm hiểu về các biện pháp cần thực hiện để đảm bảo chuyện gối chăn diễn ra an toàn, cụ thể như sau:

  • Vệ sinh răng miệng và vùng kín trước và sau khi quan hệ, tránh những vết thương hoặc trầy xước để tránh nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Sử dụng bao cao su hoặc màng chắn miệng để ngăn chặn sự trao đổi dịch cơ thể và ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, lậu cầu, giang mai…
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào sau khi quan hệ bằng miệng, như đau bụng, chảy máu, sưng viêm…

Quan hệ bằng miệng khi mang thai có thể gây ra những rủi ro nào? 

bầu có nên quan hệ bằng miệng không

Bà bầu quan hệ bằng miệng khi mang thai có nguy hiểm không? Câu trả lời là có.

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, một số rủi ro có thể kể đến trong lúc quan hệ bằng miệng khi mang thai gồm:

1. Thuyên tắc khí

Mẹ bầu khi quan hệ tình dục bằng miệng nên nhắc nhở chồng không nên thực hiện hành động thổi khí vào âm đạo bởi hành động này có thể gây ra thuyên tắc khí. Điều này hiếm khi xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ gây hậu quả vô cùng nguy hiểm.

2. Vỡ mạch máu

Lượng máu tăng lên khi mang thai cũng làm cho các mao mạch ở thành âm đạo trở nên nhạy cảm hơn. Điều này có nghĩa rằng các mạch máu sẽ dễ dàng bị vỡ ngay cả với những tác động không đáng kể. Việc chảy máu tuy nghe qua có vẻ đáng sợ nhưng thực chất sẽ không gây hại cho bạn hoặc em bé nếu như có biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên nhắc nhở chồng hãy nhẹ nhàng nhằm tạo khoái cảm lẫn hạn chế các “tai nạn” có thể xảy ra.

3. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Mẹ bầu cũng nên cẩn thận về việc mắc các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) khi mang thai, bao gồm các tình trạng HIV, HPV, herpes, lậu và chlamydia. Những tình trạng này có nguy cơ lây truyền qua bất kỳ hình thức hoạt động tình dục nào, kể cả quan hệ tình dục bằng miệng.

Trong một số trường hợp, STIs còn được truyền sang thai nhi qua nhau thai hoặc qua đường sinh môn trong lúc vượt cạn, từ đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng lẫn các vấn đề sức khỏe cho em bé, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù lòa và nhiễm trùng máu.

Nuốt tinh dịch trong khi mang thai có tác hại nào không?

Theo các chuyên gia, việc nuốt tinh dịch trong khi mang thai không có tác hại nào. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể bị dị ứng với protein trong tinh dịch. Các triệu chứng dị ứng bao gồm ngứa, sưng tấy, nổi mẩn đỏ hoặc khó thở. Bên cạnh đó, hành động này nên được thực hiện dựa trên sự tự nguyện và thoải mái thay vì ép buộc bởi sẽ tạo ra áp lực trong tâm lý của phụ nữ.

Mong rằng qua những thông tin trong bài viết, bạn đã biết được liệu bà bầu có nên quan hệ bằng miệng không. Đừng quên truy cập Hello Bacsi thường xuyên để cập nhật các bài viết hữu ích về chủ đề chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ mang thai nhé! 

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Oral and Anal Sex During Pregnancy https://americanpregnancy.org/healthy-pregnancy/is-it-safe/oral-and-anal-sex-during-pregnancy/  ngày truy cập 20/02/2024

Is it safe to have sex in pregnancy? https://www.tommys.org/pregnancy-information/im-pregnant/sex-pregnancy ngày truy cập 20/02/2024

Sex during pregnancy: What’s OK, what’s not https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/pregnancy-week-by-week/in-depth/sex-during-pregnancy/art-20045318#:~:text=Oral%20sex%20is%20also%20safe,pleasure%20and%20comfort%20in%20mind. ngày truy cập 20/02/2024

Is Oral Sex Safe During Pregnancy?  https://www.parents.com/pregnancy/my-life/sex-relationship/is-oral-sex-safe-during-pregnancy/  ngày truy cập 20/02/2024

Oral Sex During Pregnancy – What’s Ok and What’s Not https://parenting.firstcry.com/articles/things-consider-oral-sex-pregnancy/  ngày truy cập 20/02/2024

 

Phiên bản hiện tại

07/03/2024

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Giải đáp: Quan hệ khi mang thai 3 tháng đầu có gây sảy thai, cần lưu ý gì?

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có được không? Khi nào không nên?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 07/03/2024

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo