backup og meta
Chuyên mục

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ

Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có được không? Khi nào không nên?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Túy Phượng · Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 7 ngày trước

    Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có được không? Khi nào không nên?

    Chuyện chăn gối trong thời gian mang thai luôn là đề tài được nhiều mẹ bầu quan tâm. Việc quan hệ trong các tháng đầu khiến mẹ bầu sợ sảy thai, các tháng cuối lại sợ sinh non. Vậy quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có ảnh hưởng không? Bầu 4 tháng quan hệ được không? Làm thế nào để bảo vệ bé yêu trong bụng nhưng vẫn thân mật được với nửa kia? 

    Tất cả những băn khoăn kể trên sẽ được Hello Bacsi bật mí trong bài viết bên dưới. Các mẹ bầu hãy cùng tham khảo! 

    Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 có an toàn không?

    Nhiều chị em bầu bí thường thắc mắc có nên quan hệ khi có bầu 4 tháng, bầu 4 tháng có quan hệ được không, bầu 4 tháng quan hệ xuất trong được không…? Theo các chuyên gia, nhu cầu tình dục và quan hệ vợ chồng khi mang thai là chuyện rất bình thường và không ảnh hưởng gì đến thai nhi. Em bé đã được bảo vệ trong đệm nước ối và các cơ khỏe mạnh của thành tử cung nên việc thâm nhập và chuyển động trong lúc quan hệ sẽ không bị gây hại gì. Ngoài ra, các chất nhầy bên ngoài cổ tử cung cũng giúp ngăn chặn vi khuẩn và phòng ngừa nhiễm trùng khi quan hệ. 

    Vậy bầu 4 tháng quan hệ bao nhiêu lần 1 tuần? Thực tế, không có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc này, tần suất quan hệ phụ thuộc vào nhu cầu, tình trạng sức khỏe của mẹ bầu. 

    Dưới đây là một số thay đổi về ham muốn tình dục khi mang thai:

    Tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu tiên)

    Nồng độ hormone thay đổi có thể khiến hứng thú với chuyện chăn gối bị giảm. Hơn nữa, một số triệu chứng do thai nghén gây ra như cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, đau tức ngực và phải đi vệ sinh thường xuyên cũng gây ảnh hưởng đến ham muốn tình dục của các phụ nữ mang thai. 

    Tam cá nguyệt thứ hai (tháng thứ 4 đến tháng thứ 6)

    quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

    Các triệu chứng thai nghén dần biến mất trong giai đoạn này và ham muốn tình dục có thể tăng cao, nên đây được xem là giai đoạn mẹ bầu có thể thoải mái trong chuyện ân ái. Bên cạnh đó, trong giai đoạn này, lưu lượng máu của phụ nữ mang thai có thể tăng thêm và dẫn đến các cơn cực khoái cũng đến nhanh hơn. 

    Do đó, câu trả lời cho băn khoăn có nên quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 hay không là: Nếu bác sĩ không cảnh báo, bạn và bé không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì hãy thoải mái tận hưởng chuyện yêu bạn nhé!

    Tam cá nguyệt thứ ba (3 tháng cuối thai kỳ)

    Mẹ bầu có thể quan hệ tình dục cho đến khi sinh con nếu kết quả kiểm tra định kỳ của cả mẹ và thai nhi đều đang khỏe mạnh. Tuy nhiên, càng gần cuối thai kỳ, hứng thú trong chuyện chăn gối có thể giảm sút vì một số nguyên nhân sau: 

    • Tập trung vào việc sinh nở và chào đón thành viên mới 
    • Cơ thể trở nên nặng nề hơn, gây ra cảm giác không thoải mái khi quan hệ.

    Mặt khác, các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên về việc hạn chế quan hệ trong tháng cuối thai kỳ vì có thể gia tăng nguy cơ sinh non. 

    Gợi ý tư thế quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

    Đến đây hẳn là bạn không còn thắc mắc bầu 4 tháng quan hệ được không? Vậy tư thế quan hệ an toàn khi mang thai tháng thứ 4 là gì?

    Như trên đã đề cập, quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 4 được xem là khá an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, khi mang thai, bụng sẽ to hơn và cơ thể cũng trở nên nặng nề hơn, nên một số tư thế có thể gây khó chịu cho mẹ bầu khi quan hệ và khiến cuộc vui không thể tiếp tục. Sau đây là một số gợi ý các tư thế dành riêng cho mẹ bầu

    • Tư thế “nữ ở trên”: Đây là tư thế giúp mang đến cảm giác thoải mái cho mẹ bầu vì giúp giảm bớt áp lực cho bụng và mẹ bầu có thể kiểm soát tốc độ chuyển động nhanh hay chậm tùy ý. 
    • Tư thế úp thìa: Việc quan hệ tình dục ở tư thế này giúp mẹ bầu giảm áp lực lên bụng, mà vẫn tạo ra nhiều điểm tiếp xúc giữa mình và bạn đời, giúp cuộc vui thêm thăng hoa. 
    • Tư thế doggy: Đây là tư thế giúp giảm áp lực cho bụng bầu vì mẹ bầu sẽ quỳ bằng tay và đầu gối để bạn đời thâm nhập từ phía sau. Tuy nhiên,  tư thế này lại không phù hợp cho những ai có bụng bầu to vì sẽ gây bất tiện và mang đến cảm giác không thoải mái khi quan hệ. 

    Ngoài ra, nhằm phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng khi quan hệ gây ra những ảnh hưởng đến thai nhi, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau: 

    • Không quan hệ nếu bạn đời bị mắc bệnh qua đường tình dục 
    • Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
    • Sử dụng chất bôi trơn nếu tình trạng khô âm đạo khiến việc quan hệ tình dục không thoải mái.

    Khi nào không nên quan hệ tình dục khi mang thai?

    quan hệ khi mang thai tháng thứ 4

    Mặc dù, quan hệ tình dục trong thời gian mang thai là an toàn nhưng hãy ngừng quan hệ khi gặp phải những tình huống sau: 

    • Mang thai đôi hay đa thai 
    • Đã từng bị sẩy thai hoặc đang có nguy cơ bị sảy thai
    • Chảy máu khi quan hệ
    • Cảm thấy nhiều cơn co thắt xảy ra trước tuần 37 và có nguy cơ chuyển dạ sinh non
    • Đang bị chảy máu âm đạo, tiết dịch hoặc chuột rút mà không rõ nguyên nhân
    • Túi ối đang bị rò rỉ chất lỏng hoặc bị vỡ màng ối
    • Cổ tử cung mở sớm trong thai kỳ
    • Nhận được chẩn đoán nhau thai bám thấp trong tử cung.

    Đặc biệt, nếu lời khuyên của bác sĩ là không nên quan hệ tình dục trong thời gian mang thai thì bạn không chỉ không giao hợp, mà còn không thực hiện bất kỳ hành động nào liên quan đến việc đạt cực khoái hay kích thích tình dục. 

    Tóm lại, mẹ bầu hoàn toàn có thể thực hiện chuyện chăn gối với bạn đời, bất kỳ lúc nào trong thời gian thai kỳ, khi thực sự có ham muốn và sức khỏe thai nhi ổn định. Ngược lại, nếu như “bị chống chỉ định” quan hệ tình dục trong thời gian mang thai thì cũng còn rất nhiều cách thể hiện tình yêu với bạn đời như ôm, hôn chứ không nhất thiết là phải quan hệ tình dục. Điều quan trọng là cả hai phải trò chuyện và cùng nhau tìm cách làm thế nào để mang đến những điều tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. 

    Bài viết được tham vấn y khoa bởi BS Trần Túy Phượng. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, từng công tác tại BV Phụ Sản Tiền Giang, bác sĩ Phượng chuyên về thăm khám, quản lý thai kỳ, hiếm muộn và các bệnh lý phụ khoa tại phòng khám Sản Phụ khoa – KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng (tỉnh Tiền Giang).

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Trần Túy Phượng

    Sản - Phụ khoa · Phòng khám Sản Phụ Khoa - KHHGĐ BS. Trần Túy Phượng


    Tác giả: Nhi Bui · Ngày cập nhật: 7 ngày trước

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo